Thừa Thiên - Huế Tăng Diện Tích Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 1.400 ha, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước.
Về sản lượng, trong tháng 2/2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 230 tấn, tăng 13,8% so cùng kỳ năm trước; trong đó cá các loại 174 tấn, tăng 12,3%; tôm chân trắng 22 tấn, tăng 83,3%; thủy sản khác 35 tấn, bằng 97,2%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2013, sản lượng thu hoạch ước đạt 388 tấn, tăng 13,1% so cùng kỳ năm trước.
Hiện nay các địa phương đang khẩn trương vệ sinh, cải tạo hồ, phơi đáy ao chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới đúng khung lịch thời vụ.
Nuôi cá lồng bè cũng được duy trì và phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Thừa Thiên – Huế. Số lồng bè nuôi của toàn tỉnh Thừa - Thiên Huế trong 2 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 1.000 lồng bè, tăng 13,2% so cùng kỳ năm trước.
Còn về sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 2/2013 ước đạt gần 2 nghìn tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước; tính chung 2 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt gần 3,7 tấn, tăng 2,5%.
Có thể bạn quan tâm

Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.

Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ hè - thu năm 2012, nông dân trong tỉnh Đồng Nai sẽ trồng hơn 6.400 hécta mía, tăng gần 300 hécta so với vụ hè - thu năm 2011. Diện tích mía vụ này tăng do thời gian qua giá mì giảm xuống dưới giá thành, nông dân chuyển đất trồng mì sang trồng mía. Các huyện có diện tích trồng mía vụ hè - thu nhiều là: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch và Xuân Lộc.