Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủ Tướng Phê Duyệt Đề Án Phát Triển Thủy Sản Đến Năm 2020

Thủ Tướng Phê Duyệt Đề Án Phát Triển Thủy Sản Đến Năm 2020
Ngày đăng: 05/03/2011

Ngày 03/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4,5 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ nuôi trồng đạt 5 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.

Mục tiêu chung của đề án là phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, trở thành ngành chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển đảo tổ quốc.

Mục tiêu cụ thể là, đến năm 2015, sản lượng NTTS đạt 3,60 triệu tấn, với diện tích 1,10 triệu ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động. Đến năm 2020, sản lượng NTTS đạt 4,5 triệu tấn, với diện tích 1,2 triệu ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người. Trong đó, sản lượng cá tra đạt khoảng 1,5 - 2 triệu tấn, tăng trung bình 4,8%/năm; Tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trung bình 5,76%/năm; nhuyễn thể đạt 400.000 tấn, tăng trung bình là 16,0%/năm; cá biển đạt 200.000 tấn, tăng trung bình là 14,9%/năm; Cá rô phi đạt 150.000 tấn, tăng trung bình 7,9%/năm; Rong tảo biển đạt 150.000 tấn, tăng trung bình 7,2%/năm; Tôm càng xanh đạt 60.000 tấn, tăng trung bình là 11,6%/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đã nêu ra một số nhiệm vụ cụ thể. Hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản từ Trung ương đến địa phương. Đến năm 2015, cung cấp 100% giống cho nhu cầu nuôi, 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống sạch bệnh, phấn đấu đến năm 2020, 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao sạch bệnh. Mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có năng suất cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Đến năm 2015, 100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối tượng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, gắn kết với xây dựng các vùng nuôi thủy sản nguyên liệu, đồng thời đảm bảo các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đến năm 2012, hoàn thiện quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản toàn quốc, quy hoạch nuôi một số đối tượng nuôi chủ lực và quy hoạch chi tiết ở các địa phương.

Đề án đã đưa ra một số giải pháp thực hiện tập trung vào các lĩnh vực quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, KHCN và khuyến ngư, tăng cường công tác quản lý, tổ chức lại sản xuất và xây dựng cơ chế chính sách.

Nguồn vốn thực hiện Đề án được huy động từ nhiều nguồn : ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình và cá nhân với tổng nhu cầu khoảng 40.000 tỷ đồng, được phân theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011 - 2015 là 25.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 15.000 tỷ đồng.

Có 6 nhóm dự án được ưu tiên trong Đề án : 1/ Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; 2/ Nhóm dự án đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản; 3/ Nhóm dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; 4/ Nhóm dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số đối tượng như tôm nước lợ, nhuyễn thể, rong biển, và nuôi trồng thủy sản biển, hồ chứa; 5/ Dự án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản; và 6/ Dự án thông tin, thống kê phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.

Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) tăng 4,7% so với năm 2009, trong đó thuỷ sản tăng 6,1%. Tổng sản phẩm trong nước của khối nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, trong đó thủy sản tăng 4,38% (theo Tổng cục Thống kê).

Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 ước đạt 5,07 triệu tấn, tăng 4,5% so với năm 2009, trong đó sản lượng NTTS ước đạt 2,69 triệu tấn, tăng 4,7%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt mức 5 tỷ USD. Năm 2010, khối lượng xuất khẩu đạt 1,35 triệu tấn với giá trị xuất khẩu đạt 5,04 tỷ USD, tăng 10,77% về khối lượng và 18,46% về giá trị so với năm 2009. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 237,4 nghìn tấn với giá trị 2,1 tỷ USD, tăng tương ứng 13,9% và 25,9% so với năm 2009; ca Tra, basa đạt 658,5 nghìn tấn với giá trị 1,43 tỷ USD, tăng tương ứng 8,64% và 6,43% so với năm 2009.


Có thể bạn quan tâm

Đốn Bỏ Cao Su Không Nặng Nề Nhưng Đáng Lo Đốn Bỏ Cao Su Không Nặng Nề Nhưng Đáng Lo

Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN làm việc với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình phát triển cây cao su cũng như tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này.

11/07/2014
Con Đặc Sản Đang Thiếu Nguồn Cung Con Đặc Sản Đang Thiếu Nguồn Cung

Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.

03/12/2014
Lúa Rớt Giá Mùa Giáp Hạt, Thị Trường Trung Quốc Lúa Rớt Giá Mùa Giáp Hạt, Thị Trường Trung Quốc "Án Binh Bất Động"!

Ở ĐBSCL có 3 vụ lúa chính ĐX, HT và TĐ. Còn lại vụ lúa mùa ở địa phương vùng ven biển diện tích và sản lượng không đáng kể. Đến cuối tháng 9, lúa TĐ thu hoạch xong, các vụ lúa chính trong năm kết thúc và phải chờ đến 3 tháng sau vụ lúa ĐX mới thu hoạch. Trong khoảng thời gian này lượng lúa trong vùng không còn nhiều nên thường gọi là mùa giáp hạt và lúa gạo bán ra rất ít khi giảm giá.

03/12/2014
Vì Sao Nông Sản Khó Vào Siêu Thị? Vì Sao Nông Sản Khó Vào Siêu Thị?

Có một nghịch lý là, mặc dù Việt Nam là quê hương của nhiều loại nông sản, trái cây, nhưng lượng hàng nông sản thâm nhập vào hệ thống các siêu thị hiện nay rất khiêm tốn. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, nếu tất cả các siêu thị trên toàn quốc đều rộng cửa cho nông sản Việt, thì vấn đề giải quyết khâu tiêu thụ nông sản không phải là bài toán quá khó như chúng ta tưởng.

11/07/2014
Đài Loan Nhập 30.150 Tấn Gạo Đài Loan Nhập 30.150 Tấn Gạo

Đợt 1 mua 10.000 tấn, mở thầu ngày 18/3/2014, đợt 2 mua 16.000 tấn, mở thầu ngày 27/10/2014, giao hàng ngày 30/4/2015 và đợt cuối mở thầu thông thường, mua 4.150 tấn, theo nhiều mức giá khác nhau từ 1,759 đến 2,579 đôla Đài Loan/kg...

03/12/2014