Thủ Tướng Chỉ Đạo Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Thóc Gạo

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Hè Thu năm 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 15/6/2013 đến hết ngày 31/7/2013.
Cụ thể, mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc: gạo là 2:1; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm.
Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 15/6/2013 đến ngày 15/9/2013.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa thóc, gạo đúng quy chuẩn theo quy định thực hiện mua số thóc, gạo tạm trữ trên; đồng thời phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long trong việc phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức mua tạm trữ thóc, gạo.
Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này, bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định, hướng dẫn một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua tạm trữ thóc, gạo.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong việc phân bổ chỉ tiêu và chỉ đạo, hướng dẫn việc mua tạm trữ thóc, gạo; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo trên địa bàn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo theo đúng quy định tại Quyết định này; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 8/5, vùng ĐBSCL đã gieo sạ 1,135 triệu ha vụ Hè Thu, dự kiến toàn vùng đạt sản lượng trên 9 triệu tấn lúa vụ này. Tại các tỉnh ĐBSCL, giá mua lúa, gạo hiện đang có xu hướng giảm.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản lượng và 58,6% giá trị. Trong cả nước, lượng sữa nguyên liệu Vinamilk thu mua của nông dân chiếm hơn 60%.

Dù đã áp dụng các biện pháp như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để phòng, chống đói, rét cho gia súc nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa tuyết nên nguy cơ đàn gia súc chết rét vẫn hiện hữu. Đó là lý do để bà con các thôn, bản vùng cao của huyện Sa Pa (Lào Cai) đưa trâu xuống các xã vùng thấp tránh rét.

Không hẹn trước nhưng thật may mắn, trong chuyến công tác mới đây nhất của chúng tôi tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã được “mục sở thị” đồng chí Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Diện “lăn lộn” với cơ sở. Nếu một người lần đầu đến Tiên Yên mà chỉ nhìn cách đồng chí Chủ tịch huyện “xắn tay áo” cùng với cán bộ huyện lo tìm đầu ra cho “món” thương hiệu gà Tiên Yên sẽ chẳng ai nghĩ đó là một trong những lãnh đạo đứng đầu huyện.

Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.