Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủ Tướng Chỉ Đạo Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Thóc Gạo

Thủ Tướng Chỉ Đạo Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Thóc Gạo
Ngày đăng: 07/06/2013

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Hè Thu năm 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 15/6/2013 đến hết ngày 31/7/2013.

Cụ thể, mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc: gạo là 2:1; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm.

Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 15/6/2013 đến ngày 15/9/2013.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa thóc, gạo đúng quy chuẩn theo quy định thực hiện mua số thóc, gạo tạm trữ trên; đồng thời phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long trong việc phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức mua tạm trữ thóc, gạo.

Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này, bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định, hướng dẫn một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua tạm trữ thóc, gạo.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong việc phân bổ chỉ tiêu và chỉ đạo, hướng dẫn việc mua tạm trữ thóc, gạo; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo theo đúng quy định tại Quyết định này; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 8/5, vùng ĐBSCL đã gieo sạ 1,135 triệu ha vụ Hè Thu, dự kiến toàn vùng đạt sản lượng trên 9 triệu tấn lúa vụ này. Tại các tỉnh ĐBSCL, giá mua lúa, gạo hiện đang có xu hướng giảm.


Có thể bạn quan tâm

Giá khoai thất thường, người trồng ngao ngán Giá khoai thất thường, người trồng ngao ngán

Cuối tuần vừa rồi, giá khoai lang tím Nhật đã được thu mua với mức giá tăng nhẹ. Niềm vui chưa lâu, đầu tuần này nông dân trồng khoai lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo cũ mang tên: giá cả.

20/06/2015
Không nên sạ lúa gửi trong mía Không nên sạ lúa gửi trong mía

Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.

20/06/2015
Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca

Ông Lê Thanh Trị (Đức Trọng - Lâm Đồng) là người đã chế tạo thành công máy tách vỏ ngoài hạt mắc ca. Hiện giá bán mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được ông bán ra thị trường là 14 triệu đồng.

20/06/2015
Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

20/06/2015
Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

20/06/2015