Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu tự trói tay mình

Thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu tự trói tay mình
Ngày đăng: 26/09/2015

Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội gỗ Việt Nam cho rằng, phần lớn sản phẩm từ gỗ thanh nguyên liệu được nhập về từ Mỹ, EU để chế biến đã rõ nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch nhưng khi XK những sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn phải có giấy kiểm dịch.

Trong khi nước nhập khẩu họ không yêu cầu những loại giấy tờ này thì ta lại tự làm khó ta.

Bà Mai Thị Huyền, đại diện Công ty TNHH DakMan Việt Nam (đơn vị chuyên XK cà phê tại tỉnh Đắk Lắk) băn khoăn, tại sao hải quan lại buộc doanh nghiệp (DN) phải nộp giấy kiểm tra thực vật mới cho thông quan hàng hóa trong khi bên phía nhà nhập khẩu cà phê người ta không yêu cầu?

Nhiều cơ quan, doanh nghiệp bức xúc về thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất - nhập khẩu.

Trong khi đó, theo ông Đặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam, DN muốn XK hay NK một lô hàng hạt điều phải mất thời gian đi lại 3- 4 lần mới xin phép và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã kiểm dịch thực vật.

Theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án USAID GIG, phí kiểm dịch hàng hóa của Việt Nam khá cao, có những lô hàng lên đến vài chục triệu đồng nên phải có những quy định cụ thể về mức phí kiểm dịch hàng hóa XNK.

Hơn nữa phí phải có quy định mức sàn và mức trần cho rõ ràng chứ không thể muốn thu bao nhiêu cũng được như hiện nay.

Đại diện Cục Hải quan TP.HCM cho biết, theo quy định, nhiều loại hàng hóa phải có giấy kiểm dịch thực vật, động vật mới cho thông quan. Kiểm tra hết các thủ tục theo quy định phải mất cả tuần. Hàng hóa nhiều ứ đọng đầy ở cảng không có chỗ để.

Nhưng nếu cho DN nhận hàng mang về trước, bổ sung các loại giấy chứng nhận kiểm dịch sau thì hải quan làm sai quy định. Chính vì vậy, rất mong các cơ quan chức năng làm thế nào đơn giản hóa các thủ tục để DN và Hải quan đỡ mất thời gian.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề nghị, cần bỏ ngay những loại giấy chứng nhận hay nói cách khác là các loại giấy phép con không cần thiết để đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục XNK hàng hóa.

Theo khảo sát của Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG), nếu giảm một ngày về thủ tục kiểm dịch xuất nhập khẩu sẽ giúp tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD cho hàng hóa Việt Nam. Khảo sát của USAID GIG được thực hiện trong tháng 8/2015 đối với 100 doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, thủy sản chế biến, dịch vụ logistics và cho thấy khoảng 50% doanh nghiệp có hàng hóa phải kiểm dịch khi xuất nhập khẩu.

Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện thủ tục quản lý chuyên ngành của Việt Nam chưa có sự chuyển biến đáng kể và cải cách theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho đơn vị thực thi.

Những vướng mắc phổ biến trong kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng loạt mặt hàng chịu sự quản lý, cấp giấy phép, kiểm tra; xin cấp chứng thư của 2-3 cơ quan thuộc cùng một bộ hoặc thuộc 2-3 bộ, ngành khác nhau như kiểm dịch thực vật, động vật, chất lượng, an toàn thực phẩm...


Có thể bạn quan tâm

Nữ Tỷ Phú Chân Đất Nữ Tỷ Phú Chân Đất

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.

31/05/2014
Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

13/05/2014
Cánh Đồng Lớn Gặp Khó Cánh Đồng Lớn Gặp Khó

Đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia quy hoạch diện tích vùng nguyên liệu thông qua cánh đồng lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn trong hợp tác sản xuất lúa giữa các bên trong mô hình mới này.

13/05/2014
Lâm Đồng Lập Trang Trại Nuôi Bò Sữa Và Dê Lai Quy Mô Lớn Lâm Đồng Lập Trang Trại Nuôi Bò Sữa Và Dê Lai Quy Mô Lớn

Dự án có quy mô chăn nuôi 200 con bò sữa và 300 con dê bách thảo với tổng vốn gần 33,4 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ nay đến tháng 10.2043.

13/05/2014
Người Mộc Châu Đồng Lòng Làm Giàu Người Mộc Châu Đồng Lòng Làm Giàu

Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều nông sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Trong đó, nhiều loại sản phẩm đã chiếm lĩnh cả thị trường nước ngoài như: Chè, sữa Mộc Châu, cải dầu, hoa ly, hoa lan…

13/05/2014