Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Anh Dương kể: “Năm 2004, tôi nuôi thử 50 đàn ong đặt dưới gốc điều. Lúc đầu, tôi chỉ vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm. Sau khi đã nắm vững kỹ thuật, nhận thấy nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi dùng hết số tiền tích góp và vay thêm ngân hàng 900 triệu đồng để phát triển lên 1.000 thùng ong”.
Có được đàn ong như hiện tại, anh Dương đã dành nhiều thời gian đọc sách hướng dẫn cách chăm sóc ong, đồng thời đến các gia đình nuôi ong trong vùng để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Anh cho biết: “Nghề nuôi ong cũng lắm công phu, đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, tỉ mỉ, chịu khó và nắm rõ đặc tính của ong như: đi lại, ăn uống, xây tổ, chia đàn; am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở; mùa ong đi lấy mật để nâng cao sản lượng và chất lượng.
Ngoài ra, bắt đúng bệnh của ong cũng rất quan trọng. Để phòng ngừa, cứ 2 tháng anh Dương dùng miếng xốp có thấm nước axít + thuốc chí đặt vào mỗi thùng ong giúp hạn chế mầm bệnh lây lan và tăng tốc độ sinh trưởng”.
Để có đàn ong khỏe, hút được nhiều mật, người nuôi phải thường xuyên luân chuyển ong đến nhiều vùng khác nhau. Vào tháng 2, anh Dương đưa ong lên các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk để hút hoa cà phê. Tháng 3 anh lại đưa ong về Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về Hưng Yên nhận hoa mùa nhãn...
Việc di chuyển ong phải vào ban đêm. Vì thời gian này ong về tổ ngủ, không bị phân đàn và chết do ảnh hưởng thời tiết. Cứ như thế, đàn ong của anh cho mật liên tục, có đến 4 vụ thu hoạch/năm. Hiện giá bán là 80 ngàn đồng/lít mật, với 1.000 thùng ong, trung bình mỗi năm gia đình anh Dương thu khoảng 40 tấn mật, trị giá 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động ở mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Dương cho hay: “Sau tết Nguyên đán, thời tiết ấm áp cần chuẩn bị cho ong xây tổ, tạo đàn. Đến cuối tháng 2 phải kết thúc việc chia đàn và khoảng cuối tháng 3 đến tháng 5 bắt đầu quay mật”.
Cách gia đình anh Dương không xa là gia đình anh Trần Thế Huy (42 tuổi) từ nghèo khó, nhờ nuôi ong mà cuộc sống gia đình đã khá lên. Chỉ với 240 thùng, trung bình 1 năm anh thu về trên 400 triệu đồng. Anh cho biết: “Nghề này vất vả hơn so với nhiều nghề khác. Nuôi ong số lượng lớn để làm giàu thì càng khó. Điều thuận lợi cho nghề nuôi ong là Tây Nguyên có cà phê, vùng Đông Nam bộ có cây ăn trái là nguồn hoa dồi dào cho ong khai thác. Bình Phước có khí hậu ấm không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ong”.
Để ổn định đầu ra, anh Dương, anh Huy và một số hộ khác trong vùng hợp tác với Công ty ong Đắk Lắk để tiêu thụ mật. Nhờ đó mà sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ đến đó, giúp người nuôi không phải lo lắng nhiều về vấn đề cung - cầu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.

Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.

Ngày 28-8, UBND huyện An Phú (An Giang) tổ chức lễ thả 169.000 con cá giống (tương đương 1,5 tấn) xuống búng Bình Thiên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã đến dự và tham gia thả cá.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.