Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu tiền tỷ từ nuôi hàu Thái Bình Dương

Thu tiền tỷ từ nuôi hàu Thái Bình Dương
Ngày đăng: 29/11/2015

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao là những ưu điểm mà mô hình nuôi hàu “Thái Bình Dương” đã đem lại cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu).

Theo Sở KH-CN, đây là giải pháp mới cho người nuôi hàu tại Long Sơn khi mà hàu bản địa thường xuyên xảy ra tình trạng chết nhiều như hiện nay.

Ông Nguyễn Cao Quý, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Bội Thu KP (tiểu khu 4, khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản sông Chà Và) cho biết: Trước đây, ông nuôi hàu lá, thời gian nuôi dài (8-10 tháng), năng suất không cao nên ông đã chuyển sang nuôi giống hàu “Thái Bình Dương”.

Đầu tiên, ông Quý chỉ thử nghiệm thả 4.000 miếng hàu giống trên diện tích 48m2.

Chỉ sau 5 tháng nuôi, ông đã thu hoạch được hơn 4.00kg.

Sau khi trừ chi phí, ông lãi 50 triệu đồng.

Do vậy, hiện nay ông Quý đã mở rộng diện tích nuôi lên 5.000 dây và 1.000 rổ hàu “Thái Bình Dương” trên quy mô được cấp phép là 3.500m2 diện tích mặt nước.

Theo tính toán của ông Quý, mỗi lứa hoạch khoảng 10 tấn hàu, với giá bán khoảng 21.000 đồng/kg (chưa chà vỏ), sau khi trừ chi phí sẽ thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng/lứa.

Mỗi năm, có thể nuôi khoảng chục lứa hàu, lợi nhuận thu về cả tỷ đồng.

Cũng trong vùng nuôi tại khu vực Sông Chà Và, bà Trần Mai Duyên, một hộ nuôi hàu “Thái Bình Dương” ở tiểu khu 2 cho biết, từ tháng 7-2014, gia đình bà bắt đầu mua giống hàu “Thái Bình Dương” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN) sản xuất.

Trên diện tích 1ha mặt nước, mỗi năm, bà Duyên thu hoạch khoảng 300 tấn hàu.

Bà Trần Mai Duyên cho hay, hàu “Thái Bình Dương” cho sản lượng cao hơn hẳn hàu thường.

Cụ thể, cứ 4,5 - 5 kg hàu “Thái Bình Dương” nguyên con thì cho 1kg ruột.

Trong khi đó, giống hàu lá thì 11kg hàu nguyên con mới cho 1kg ruột.

Thời gian nuôi hàu lá cũng dài hơn (8 - 10 tháng) mới thu hoạch, trong khi thời gian cho thu hoạch hàu “Thái Bình Dương” chỉ 4 - 5 tháng.

Trước đây, hầu hết người nuôi hàu trên sông Chà Và sử dụng giống tự nhiên, thường gọi là hàu bản địa.

Với giống hàu này, người nuôi sẽ thả vật bám vào thời điểm tháng 1 hàng năm để hàu tự nhiên bám.

Từ khi thả vật bám đến khi thu hoạch thường kéo dài khoảng 12 tháng.

Những năm gần đây, do môi trường bị ô nhiễm nên mật độ hàu bám không cao, thậm chí có những hộ thả vật bám cả năm mà không có hàu.

Ông Nguyễn Văn Mãnh, chuyên viên Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu cho biết, với giống hàu “Thái Bình Dương”, người nuôi hàu trên sông Chà Và được hưởng lợi bởi con giống không phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, sản lượng hàu bảo đảm quanh năm.

Mặt khác, hàu có tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 5-6 tháng nuôi là cho thu hoạch), có khả năng thích ứng, tăng trưởng và phát triển tốt tại vùng nuôi, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN), với hiệu quả cao mang lại, mô hình nuôi hàu “Thái Bình Dương” đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp, cá nhân nuôi thuỷ sản.

Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nuôi thích hợp cũng cần được quan tâm để nghề nuôi hàu “Thái Bình Dương” phát triển mạnh, bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Hàu “Thái Bình Dương” có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Tại BR-VT, hàu "Thái Bình Dương" được người dân nhân giống thành công và nuôi phổ biến từ năm 2014.

Đến nay, có khoảng 35 hộ nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và nuôi hàu “Thái Bình Dương”.

Hàu “Thái Bình Dương” có nhiều điểm vượt trội so với hàu thường như: vỏ mỏng, ruột nhiều, kích thước và khối lượng cơ thể lớn, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao.

Hàu “Thái Bình Dương” có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong thời gian 4-5 tháng nuôi, hàu có thể đạt kích cỡ 65 - 75mm/con, trọng lượng từ 70 - 80g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

01/08/2013
Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

01/08/2013
Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái) Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

14/01/2013
Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

15/01/2013
Phong Trào Nuôi Các Loại Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Phát Triển Mạnh Phong Trào Nuôi Các Loại Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Phát Triển Mạnh

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

02/08/2013