Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất

Chỉ có gần 2 ha đất canh tác nhưng nhờ xen canh hợp lý và biết áp dụng khoa học - kỹ thuật mà nông dân Lý Nhịt Sau ở xã Nghĩa Bình (Bù Đăng - Bình Phước) đã thu về tiền tỷ mỗi năm.
Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.
Ông Sau cho biết: “Tiêu trồng xen canh với cà phê là tốt nhất. Gốc tiêu chiếm diện tích ít. Khi tưới tiêu hoặc bón phân cho cà phê thì hai loại cây này đều hấp thu, tránh lãng phí”.
Ông Sau cho biết thêm: “Trong quá trình sản xuất, nếu cà phê không còn năng suất thì loại bỏ dần và thay tiêu vào. Tôi cũng rất ngạc nhiên về hiệu quả xen canh. Cả khu vườn đều xanh tốt khiến ai nhìn thấy cũng thích”.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trồng trọt, ông Sau chia sẻ, cà phê và tiêu là những cây tương đối khó tính, đòi hỏi phải đảm bảo nước tưới ổn định và dinh dưỡng hợp lý, hạn chế dùng phân hóa học vì dễ gây ra mầm bệnh. Nên dùng phân xanh, phân vi sinh. Để đảm bảo năng suất và hiệu quả, ngoài giống, cần chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật, chăm sóc kỹ. Khoảng 2.000 gốc cà phê và 2.000 nọc tiêu, mỗi năm gia đình ông Sau thu 6-7 tấn tiêu và 4 tấn cà phe, thu về hơn 1 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Cao Hoài Ân (SN 1984) ở ấp An Hòa, xã An Nhơn (huyện Châu Thành - Đồng Tháp) đã mạnh dạn chọn nuôi con cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Bước đầu, đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm ô nhiễm môi trường.

Chiều 4-12, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với UBND hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/12 tại Hà Nội, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết kết quả một số biện pháp ngăn chặn hoa quả độc hại và gia cầm thải loại nhập lậu vào Việt Nam.

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.