Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất

Chỉ có gần 2 ha đất canh tác nhưng nhờ xen canh hợp lý và biết áp dụng khoa học - kỹ thuật mà nông dân Lý Nhịt Sau ở xã Nghĩa Bình (Bù Đăng - Bình Phước) đã thu về tiền tỷ mỗi năm.
Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.
Ông Sau cho biết: “Tiêu trồng xen canh với cà phê là tốt nhất. Gốc tiêu chiếm diện tích ít. Khi tưới tiêu hoặc bón phân cho cà phê thì hai loại cây này đều hấp thu, tránh lãng phí”.
Ông Sau cho biết thêm: “Trong quá trình sản xuất, nếu cà phê không còn năng suất thì loại bỏ dần và thay tiêu vào. Tôi cũng rất ngạc nhiên về hiệu quả xen canh. Cả khu vườn đều xanh tốt khiến ai nhìn thấy cũng thích”.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trồng trọt, ông Sau chia sẻ, cà phê và tiêu là những cây tương đối khó tính, đòi hỏi phải đảm bảo nước tưới ổn định và dinh dưỡng hợp lý, hạn chế dùng phân hóa học vì dễ gây ra mầm bệnh. Nên dùng phân xanh, phân vi sinh. Để đảm bảo năng suất và hiệu quả, ngoài giống, cần chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật, chăm sóc kỹ. Khoảng 2.000 gốc cà phê và 2.000 nọc tiêu, mỗi năm gia đình ông Sau thu 6-7 tấn tiêu và 4 tấn cà phe, thu về hơn 1 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".

Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thành phố quy hoạch đến năm 2017 có quy mô tối thiểu 50 ha trên địa bàn 4 xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và Hưng Đông; mang lại thu nhập tối thiểu 150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, người dân đang lúng túng với mô hình sản xuất này.

Chiều qua 12.6, ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, do nắng nóng trên diện rộng, hàng loạt hồ chứa và đập dâng cạn kiệt nước nên hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300ha lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ non bị khô hạn nghiêm trọng.

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.