Thu nhập cao nhờ trồng cây xạ đen

Trong những năm gần đây, cây thuốc nam ngày càng có giá trị trong điều trị y học, nhất là bệnh nan y. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây thuốc nam, nhất là cây xạ đen. Không ít hộ vươn lên hộ giàu từ trồng xạ đen.
Điển hình là hộ ông Nguyễn Thanh Hải, xóm Cao Đường, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), người tiên phong đưa cây xạ đen về trồng tại địa phương.
Năm 2006, ông đã chuyển đổi diện tích hơn 1.000m2 trồng ngô, trồng nhãn kém hiệu quả sang trồng cây xạ đen. Để có giống, ông tìm đến xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi) mua với giá 3.000 đồng/cây.
Với diện tích như vậy ông đã trồng hết 800 cây. Số vốn bỏ ra lúc đầu khá nhiều lại chưa có kinh nghiệm nên gia đình cũng lo sợ thất bại, nhưng vừa làm vừa học hỏi tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc giống cây này nên chẳng bao lâu cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch.
Ông Hải cho biết: “Từ khi trồng đến lúc được thu hoạch mất khoảng 6 tháng và cứ 2 tháng cắt tỉa 1 lần, một năm cho thu hoạch 6 lần. Mỗi lần thu hoạch được 1 - 1,2 tấn sản phẩm khô. Với giá bán vào thời điểm này là 6.000 đồng/kg tươi, còn băm chặt phơi khô giá 20.000 – 22.000đ/kg, có lúc được giá bán 25.000 – 30.000đ/kg.
Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua”.
Theo Đông y, cây xạ đen có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.
Nhận thấy cây có nhiều công dụng, nhu cầu cao, nên năm 2010 gia đình ông đã trồng thêm 2.000m2 xạ đen trên đất lúa một vụ và cho đến nay tổng diện tích xạ đen lên tới 5.000m2.
Với diện tích này, năm 2014 gia đình ông Hải thu được 8 tấn sản phẩm, cho thu nhập 180 triệu đồng. Ngoài thu hoạch cành, lá, ông Hải còn bán cả hạt giống với giá 50.000đ/kg và bán cây giống giá 1.000 – 1.200đ/cây.
Đến nay, tổng diện tích xạ đen toàn xã Cao Dương đạt khoảng 50ha. Trong đó tập trung nhiều nhất tại xóm Cao Đường, xóm Om Làng… Nhìn vào nhà nào nhà nấy trên hè, dưới sân đâu đâu cũng thấy các hộ đang hong phơi sản phẩm cây xạ đen.
Tuy hiện tại sản phẩm xạ đen dễ tiêu thụ, nhưng về lâu dài khi diện tích ngày càng nhiều, đầu ra sản phẩm sẽ khó khăn hơn. Do vậy cần phải có cơ chế, chính sách để cây xạ đen có chỗ đứng trên thị trường và phát triển bền vững, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Hẹn tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, lần nào cũng lỡ cỡ vì ông bận, cũng bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại, những chuyến đến thăm của nhiều nông dân hỏi về ứng dụng của bóng đèn ôzôn. Còn nhớ cách đây cả năm, gặp tôi, ông cứ úp mở về chuyện đèn ôzôn được đưa cho nông dân để thắp cho thanh long ra hoa, để khử mùi, khử khuẩn cho chuồng trại gia súc nhưng tịnh không tiết lộ cụ thể ở đâu.

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ

Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, tăng năng suất đem lại lợi nhuận thì việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhiều người dân. Vì vậy, thời gian qua, thị trấn Trà Lồng, huyện Long Mỹ đã vận động thành lập các tổ, nhóm sản xuất để hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho bà con nông dân, trong đó có câu lạc bộ (CLB) trồng rau màu sạch ở ấp Khánh Hưng 1

Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.