Thu nhập cao nhờ trồng cây xạ đen

Trong những năm gần đây, cây thuốc nam ngày càng có giá trị trong điều trị y học, nhất là bệnh nan y. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây thuốc nam, nhất là cây xạ đen. Không ít hộ vươn lên hộ giàu từ trồng xạ đen.
Điển hình là hộ ông Nguyễn Thanh Hải, xóm Cao Đường, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), người tiên phong đưa cây xạ đen về trồng tại địa phương.
Năm 2006, ông đã chuyển đổi diện tích hơn 1.000m2 trồng ngô, trồng nhãn kém hiệu quả sang trồng cây xạ đen. Để có giống, ông tìm đến xã Đú Sáng (huyện Kim Bôi) mua với giá 3.000 đồng/cây.
Với diện tích như vậy ông đã trồng hết 800 cây. Số vốn bỏ ra lúc đầu khá nhiều lại chưa có kinh nghiệm nên gia đình cũng lo sợ thất bại, nhưng vừa làm vừa học hỏi tìm hiểu cách trồng, cách chăm sóc giống cây này nên chẳng bao lâu cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch.
Ông Hải cho biết: “Từ khi trồng đến lúc được thu hoạch mất khoảng 6 tháng và cứ 2 tháng cắt tỉa 1 lần, một năm cho thu hoạch 6 lần. Mỗi lần thu hoạch được 1 - 1,2 tấn sản phẩm khô. Với giá bán vào thời điểm này là 6.000 đồng/kg tươi, còn băm chặt phơi khô giá 20.000 – 22.000đ/kg, có lúc được giá bán 25.000 – 30.000đ/kg.
Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua”.
Theo Đông y, cây xạ đen có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.
Nhận thấy cây có nhiều công dụng, nhu cầu cao, nên năm 2010 gia đình ông đã trồng thêm 2.000m2 xạ đen trên đất lúa một vụ và cho đến nay tổng diện tích xạ đen lên tới 5.000m2.
Với diện tích này, năm 2014 gia đình ông Hải thu được 8 tấn sản phẩm, cho thu nhập 180 triệu đồng. Ngoài thu hoạch cành, lá, ông Hải còn bán cả hạt giống với giá 50.000đ/kg và bán cây giống giá 1.000 – 1.200đ/cây.
Đến nay, tổng diện tích xạ đen toàn xã Cao Dương đạt khoảng 50ha. Trong đó tập trung nhiều nhất tại xóm Cao Đường, xóm Om Làng… Nhìn vào nhà nào nhà nấy trên hè, dưới sân đâu đâu cũng thấy các hộ đang hong phơi sản phẩm cây xạ đen.
Tuy hiện tại sản phẩm xạ đen dễ tiêu thụ, nhưng về lâu dài khi diện tích ngày càng nhiều, đầu ra sản phẩm sẽ khó khăn hơn. Do vậy cần phải có cơ chế, chính sách để cây xạ đen có chỗ đứng trên thị trường và phát triển bền vững, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay (ngày 28/5), tại Lào Cai, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Ty Thương vụ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tổ chức Hội nghị “Kết nối xúc tiến xuất, nhập khẩu nông sản, thủy hải sản và đồ gỗ mỹ nghệ lần thứ nhất năm 2015".

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cá tra tinh chế có xu hướng tăng, còn sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh lại giảm.

Nhằm động viên, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công và công nghiệp nông thôn (CNNT); những tháng đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương (KCXTCT) đã phối hợp với các huyện, đơn vị sản xuất kinh doanh lập danh sách đăng ký hỗ trợ nguồn khuyến công, đồng thời nắm bắt tình hình đầu tư, sản xuất của các cơ sở CNNT.

Đến Quang Bình mùa này, trải rộng trước mắt chúng tôi là màu xanh ngút ngàn của những đồng lúa, nương ngô và những nương chè shan. Nhiều chị em hội viên phụ nữ nơi đây đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi lợn, trồng chè, tập trung phát triển kinh tế theo mô hình “5 cây, 2 con”.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt số trang trại, gia trại chăn nuôi sản xuất quy mô ngày càng tăng, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được người dân quan tâm ứng dụng.