Thu Nhâp Trên 200 Triệu Đồng/năm Từ Chăn Nuôi

Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.
Kinh nghiệm chăn nuôi chưa có nên vợ chồng anh tìm đến cán bộ khuyến nông để học hỏi kỹ thuật và các mô hình đã trình diễn có hiệu quả trên địa bàn của huyện. Đầu năm 2009 anh đưa vào nuôi 120 con lợn thịt lai F1 và 1.000 con gà kiến (giống gà địa phương). Chỉ mới bán một lứa trong dịp tết Nguyên đán vừa rồi anh xuất bán được 11 tấn lợn hơi với giá 3 triệu đồng/tấn, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi được 144 triệu đồng từ nuôi lợn và 40 triệu đồng từ nuôi gà kiến.
Năm 2009, biết được Chương trình khuyến nông Quốc gia đầu tư mô hình lợn ngoại sinh sản, anh lại đăng ký nhận nuôi 11 con. Hiện nay đã có 1 nái đẻ được 12 con và 7 con nái phối giống đã có chửa.
Trao đổi với chúng tôi, vợ chồng anh Thu vui vẻ cho biết: nhờ biết được nhu cầu của thị trường là thịt lợn và gà kiến tiêu thụ rất dễ, được giá, chỉ cần học hỏi thêm kỹ thuật về chăn nuôi từ các anh chị ở trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh là có thể làm được. Vợ chồng anh chị dự định sẽ mở rộng sản xuất để thu lãi được nhiều hơn.
Đây là một mô hình chăn nuôi tốt do có sự chuẩn bị trước khi bắt tay vào sản xuất, đặc biệt khâu tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường. Về kỹ thuật sản xuất, gia đình anh Thu đã biết tìm đến các cán bộ khuyến nông của tỉnh và huyện – những người sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật một cách cụ thể để bà con áp dụng thành công vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.

Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa những giống cây trồng mới vào sản xuất trên các vùng đất khác nhau nhằm phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên có một thực tế đáng quan ngại hiện nay là năng suất cây trồng giảm mạnh sau một thời gian ngắn canh tác, sâu bệnh phát sinh gây hại tràn lan, chất lượng sản phẩm kém, tính cạnh tranh thấp. Nguyên nhân đầu tiên được xác định là do nguồn giống không đảm bảo, chưa qua kiểm dịch thực vật.

Dẫu còn phải lụy phà giang nhưng người dân ở cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đang có một niềm vui mới to lớn hơn. Đó là trong tương lai không xa, trái nhãn nơi đây sẽ xuất sang Mỹ.

Giá trị kinh tế từ con TCX ngày càng được khẳng định, do đó TCX không chỉ bó hẹp ở một vài địa phương mà đang phát triển với qui mô ngày càng lớn ở nhiều vùng đất trồng lúa của huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, TX.Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và cả ở vùng đất trũng xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười.

Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.