Thu nhập tiền tỷ từ mô hình trồng xen cà phê, hồ tiêu và cây ăn trái

Lúc đầu chỉ trồng thuần cà phê, do giá cả bấp bênh, chi phí chăm sóc tốn kém nên hiệu quả kinh tế không cao, đến năm 1999, anh Thọ đã mạnh dạn phá 2 ha cà phê cũ kém năng suất để trồng cà phê ghép xen tiêu.
Nhờ biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên vườn cà phê và tiêu của gia đình anh luôn xanh tốt, ít nhiễm các loại nấm, sâu bệnh gây hại.
Khi 2 ha cà phê xen tiêu cho thu hoạch, thu nhập khá hơn, anh Thọ lại tích lũy mua thêm đất, mở rộng diện tích trồng cà phê xen với sầu riêng và bơ theo mật độ cứ 3 - 4 cây cà phê trồng xen 1 cây sầu riêng.
Việc trồng xen này lợi đôi đường.
Cà phê được cây sầu riêng che bóng đã hạn chế được lượng nước tưới, chống được khô hạn, tăng năng suất; bên cạnh đó, sầu riêng còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Giờ đây, gia đình anh Thọ đã xây dựng thành công mô hình kinh tế thu nhập cao, với 4,5 ha cà phê kinh doanh mỗi năm cho thu hoạch từ 16 - 18 tấn nhân khô; 3.000 trụ tiêu mỗi năm thu từ 3 - 4 tấn tiêu khô; hơn 200 cây sầu riêng và bơ ghép.
Hiện nay, mô hình trồng xen các loại cây cà phê, tiêu và cây ăn trái của gia đình anh Thọ mỗi năm mang lại thu nhập sau khi trừ chi phí từ 1 - 1,5 tỷ đồng.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Thọ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các hội viên nông dân và bà con lối xóm.
Có thể bạn quan tâm

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng Khảo sát tại nhiều vườn mắc ca của người dân ở Đắk Lắk và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy cây ra hoa nhiều, cho rất ít trái, rụng nhiều.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG), vụ Đông Xuân vừa qua, theo tính toán của nông dân tỉnh Quảng Nam, mỗi ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 mang lại lợi nhuận nhiều hơn 40 triệu đồng/vụ so với lúa thường.