Thu Nhập Ổn Định Từ Cây Chuối Cau

Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Đến thăm vườn chuối cau của anh Huỳnh Thanh Tuấn tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành vào dịp anh đang thu hoạch để chuẩn bị bán cho thương lái. Anh Tuấn cho biết, trước đây tôi chỉ trồng vài cây ăn chơi nhưng về sau thấy cây chuối cau mẳn phát triển tốt, dễ bán, cho thu nhập cao nên tôi quyết định cải tạo lại 4 liếp chanh không hiệu quả để trồng chuối cau. Mỗi liếp tôi trồng 250 gốc chuối, mỗi gốc cách nhau khoảng từ 0,5 - 1m2. Không giống các loại chuối cau khác, chuối cau mẳn với đặc điểm là trái nhỏ, thơm nên được nhiều người ưa chuộng dùng trong cúng kiến.
Anh Tuấn cho biết, chuối cau giá khá ổn định, mỗi tháng anh bán 2 lần, từ 7.500 đến 8.000 đồng/kg. Chuối cau dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng phải chú ý để tuyển bớt cây con, kịp thời tách bỏ bắp để buồng chuối trổ vừa phải và thường xuyên đánh bớt lá khô. Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của chuối cau là gần 10 tháng, hiện với gần 1.000 gốc chuối cau, mỗi tháng anh Tuấn thu hoạch từ 500 - 600kg, thu về khoảng 8 - 10 triệu đồng. Chuối sau thu hoạch được thương lái đến tận nhà mua để chở về vựa tập kết, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ các nơi vào đúng ngày rằm và 30 âm lịch hằng tháng.
Thị trường ổn định, dễ trồng, thu nhập cũng khá cao nên anh Tuấn không lo về vấn đề dội chợ đối với mặt hàng này, bởi nhu cầu đối với loại chuối này ngoài thị trường là rất lớn. Hơn nữa, thời gian bảo quản cũng rất lâu, từ 10 đến 15 ngày nên việc bán chuối không đáng lo. Mỗi năm, anh Tuấn có khoản thu nhập gần 100 triệu đồng từ cây chuối cau mẳn. Không chỉ riêng anh Tuấn mà hiện có rất nhiều hộ dân tại huyện Châu Thành cũng có thêm thu nhập từ việc trồng các loại chuối, trong đó có chuối cau.
Có thể bạn quan tâm

Xuất thân là một nông dân, cựu chiến binh Phan Ngọc Vui (thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) thử sức với nhiều mô hình làm ăn nhưng đều không mấy hiệu quả. Gần đây, tính toán lợi ích, ông bàn với vợ phát triển chăn nuôi vịt lang cạnh trắng. Ban đầu, ông phát triển đàn vịt theo hướng lấy thịt và bán trứng.

Ngày 18/11, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật kinh tế nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức hội nghị đầu bờ trình diễn mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi với 50 hộ nông dân tham gia.

Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phối hợp cùng với ngành nông nghiệp Đà Lạt xây dựng một khu vực chuyên canh rau không thuốc và không phân bón hóa học, được tưới tiêu bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm… ở khu vực Thánh Mẫu, theo mô hình “Trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hồi lưu”.

Để từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, UBND xã Điền Công (Quảng Ninh) đã quyết định chọn cây khoai lang chất lượng cao để đưa vào phát triển sản xuất.