Thu Nhập Ổn Định Từ Cây Chuối Cau

Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Đến thăm vườn chuối cau của anh Huỳnh Thanh Tuấn tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành vào dịp anh đang thu hoạch để chuẩn bị bán cho thương lái. Anh Tuấn cho biết, trước đây tôi chỉ trồng vài cây ăn chơi nhưng về sau thấy cây chuối cau mẳn phát triển tốt, dễ bán, cho thu nhập cao nên tôi quyết định cải tạo lại 4 liếp chanh không hiệu quả để trồng chuối cau. Mỗi liếp tôi trồng 250 gốc chuối, mỗi gốc cách nhau khoảng từ 0,5 - 1m2. Không giống các loại chuối cau khác, chuối cau mẳn với đặc điểm là trái nhỏ, thơm nên được nhiều người ưa chuộng dùng trong cúng kiến.
Anh Tuấn cho biết, chuối cau giá khá ổn định, mỗi tháng anh bán 2 lần, từ 7.500 đến 8.000 đồng/kg. Chuối cau dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng phải chú ý để tuyển bớt cây con, kịp thời tách bỏ bắp để buồng chuối trổ vừa phải và thường xuyên đánh bớt lá khô. Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của chuối cau là gần 10 tháng, hiện với gần 1.000 gốc chuối cau, mỗi tháng anh Tuấn thu hoạch từ 500 - 600kg, thu về khoảng 8 - 10 triệu đồng. Chuối sau thu hoạch được thương lái đến tận nhà mua để chở về vựa tập kết, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ các nơi vào đúng ngày rằm và 30 âm lịch hằng tháng.
Thị trường ổn định, dễ trồng, thu nhập cũng khá cao nên anh Tuấn không lo về vấn đề dội chợ đối với mặt hàng này, bởi nhu cầu đối với loại chuối này ngoài thị trường là rất lớn. Hơn nữa, thời gian bảo quản cũng rất lâu, từ 10 đến 15 ngày nên việc bán chuối không đáng lo. Mỗi năm, anh Tuấn có khoản thu nhập gần 100 triệu đồng từ cây chuối cau mẳn. Không chỉ riêng anh Tuấn mà hiện có rất nhiều hộ dân tại huyện Châu Thành cũng có thêm thu nhập từ việc trồng các loại chuối, trong đó có chuối cau.
Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.