Thu Nhập Ổn Định Từ Cây Chuối Cau

Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Đến thăm vườn chuối cau của anh Huỳnh Thanh Tuấn tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành vào dịp anh đang thu hoạch để chuẩn bị bán cho thương lái. Anh Tuấn cho biết, trước đây tôi chỉ trồng vài cây ăn chơi nhưng về sau thấy cây chuối cau mẳn phát triển tốt, dễ bán, cho thu nhập cao nên tôi quyết định cải tạo lại 4 liếp chanh không hiệu quả để trồng chuối cau. Mỗi liếp tôi trồng 250 gốc chuối, mỗi gốc cách nhau khoảng từ 0,5 - 1m2. Không giống các loại chuối cau khác, chuối cau mẳn với đặc điểm là trái nhỏ, thơm nên được nhiều người ưa chuộng dùng trong cúng kiến.
Anh Tuấn cho biết, chuối cau giá khá ổn định, mỗi tháng anh bán 2 lần, từ 7.500 đến 8.000 đồng/kg. Chuối cau dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng phải chú ý để tuyển bớt cây con, kịp thời tách bỏ bắp để buồng chuối trổ vừa phải và thường xuyên đánh bớt lá khô. Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của chuối cau là gần 10 tháng, hiện với gần 1.000 gốc chuối cau, mỗi tháng anh Tuấn thu hoạch từ 500 - 600kg, thu về khoảng 8 - 10 triệu đồng. Chuối sau thu hoạch được thương lái đến tận nhà mua để chở về vựa tập kết, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ các nơi vào đúng ngày rằm và 30 âm lịch hằng tháng.
Thị trường ổn định, dễ trồng, thu nhập cũng khá cao nên anh Tuấn không lo về vấn đề dội chợ đối với mặt hàng này, bởi nhu cầu đối với loại chuối này ngoài thị trường là rất lớn. Hơn nữa, thời gian bảo quản cũng rất lâu, từ 10 đến 15 ngày nên việc bán chuối không đáng lo. Mỗi năm, anh Tuấn có khoản thu nhập gần 100 triệu đồng từ cây chuối cau mẳn. Không chỉ riêng anh Tuấn mà hiện có rất nhiều hộ dân tại huyện Châu Thành cũng có thêm thu nhập từ việc trồng các loại chuối, trong đó có chuối cau.
Có thể bạn quan tâm

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng cải tạo ruộng đồng, đầu tư thâm canh để không ngừng tăng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa. Diện tích cây lúa gieo trồng hàng năm của huyện đạt trên 13.500 ha, sản lượng bình quân trên 80.000 tấn, chủ yếu là các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như: Khang Dân, HT1, HC95, Ma Lâm, PC6...

Mới gặp tôi, ông Vương Khánh Hùng ở xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) đã chia sẻ: “Sống ở vùng úng trũng, chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng quanh năm lại thường xuyên bị lũ lụt nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng với gia đình tôi. Trăn trở mãi, cuối cùng tôi nghĩ phải “tích tụ” ruộng đất, đưa cơ giới vào đồng ruộng giải quyết nhanh khâu làm đất, đặc biệt là khâu thu hoạch tránh lũ mới có được thu nhập ổn định...”.