Thu nhập khá từ trồng màu trên vùng đất mặn

Trong số này phải kể đến mô hình trồng màu thu nhập luân phiên quanh năm của ông Nguyễn Bé Ba, thương binh 3/4, ấp Ðường Ðào, thị trấn Rạch Gốc. Ông Bé Ba thực hiện việc trồng màu xuyên suốt gần 20 năm qua, với đầy đủ các loại hoa màu như: khổ qua, dưa leo, cải xanh, xà lách, rau muống, bầu, mướp, bí đỏ… Ðặc biệt, mùa nắng ông trồng dưa, mùa mưa trồng bí đỏ.
Ông Nguyễn Bé Ba chia sẻ: “Mùa mưa, lượng nước mưa nhiều, dưa dễ bị chạy dây, úng lá, trái dễ bị nứt, thu nhập thấp nên tôi trồng dưa vào mùa nắng. Vào mùa mưa thì thích hợp trồng bí đỏ. Bởi bí đỏ cần lượng nước rất lớn, nếu trồng vào mùa hạn sẽ không đảm bảo lượng nước tưới, trái nhỏ, năng suất không cao”.
Tại ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân có hộ anh Lê Văn Khải khai thác triệt để phần đất trống cặp theo tuyến lộ nông thôn từ trụ sở Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Kiến Vàng về cửa biển Hốc Năng và tận dụng đất gò cao, bờ xáng phát triển hoa màu như: bắp, dưa leo, ớt, bí đỏ… mỗi năm thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng. Anh Lê Văn Khải tâm sự: “Trước đây, thấy đất cặp theo tuyến lộ nông thôn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm che khuất tầm nhìn, dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông nên tôi phát quang, làm sạch cỏ trồng thêm các loại rau màu, vừa đem lại mỹ quan đường phố, hạn chế tai nạn giao thông, đồng thời có thêm thu nhập cho gia đình”.
Tại ấp Tân Tiến, xã Tân Ân Tây, có hộ chị Nguyễn Thị Phụ tận dụng đất trống quanh nhà trồng rau màu và đào ao nuôi cá nước ngọt. Trong đó, khoảng 0,6 ha rau đắng của chị phát triển tốt quanh năm, cho thu nhập mỗi tháng từ 3 - 4 triệu đồng. Ngoài con tôm, nhờ trồng thêm rau màu nên nhiều năm qua, cuộc sống gia đình chị Nguyễn Thị Phụ không những kinh tế ổn định mà còn nuôi các con học hành đến nơi đến chốn, xây dựng mái ấm gia đình bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Tuy huyện Ngọc Hiển là vùng đất quanh năm ngập mặn, song, đối với việc trồng màu, cây ăn trái cũng rất thuận lợi nếu có hệ thống tưới tiêu tốt. Người dân phát triển rau màu trước mắt là cải thiện bữa ăn, ngoài ra còn tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Thời gian tới, Hội Nông dân tiếp tục phát động để mọi người cùng tham gia phát triển rau màu, phấn đấu đến cuối năm huyện Ngọc Hiển trồng đạt từ 1.500 ha rau màu trở lên theo Nghị quyết của Ðảng bộ huyện đề ra trong năm 2015”.
Có thể bạn quan tâm

Để người dân thoát nghèo, thời gian qua xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng mía, lai tạo đàn bò. Nhờ vậy mà đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Việc các thương lái thu mua cây ngâu với giá cao trong thời gian gần đây khiến cho nhiều hộ nông dân ở huyện Phú Ninh, TP.Tam Kỳ không ngần ngại bán cả vườn ngâu. Tuy nhiên, vẫn có một số người quyết giữ lại vườn ngâu chờ ngày thu hoạch hoa. Niềm vui đã đến với họ khi vào tháng 7 âm lịch này, cây ngâu ra hoa nhiều và được giá.

Trái với những nhận định trước đó, giá lúa gạo khó tăng khi nhu cầu trên thế giới không tăng. Tuy nhiên, việc liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trở nên sôi động. Diễn biến của giá lúa, gạo tăng trong 2 tuần qua tạo nên những tác động trái chiều giữa nông dân và doanh nghiệp.

Dù được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng về chất, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhưng hiện giờ, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp xem ra vẫn loay hoay tìm lối đi khi bắt tay thực hiện…

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, nâng tổng lượng cao su XK 7 tháng đầu năm đạt 451 nghìn tấn với giá trị 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.