Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Khá Từ Trồng Đậu Phộng Xen Vụ

Thu Nhập Khá Từ Trồng Đậu Phộng Xen Vụ
Ngày đăng: 25/06/2012

Tân Hòa Đông là xã vùng sâu của huyện Tân Phước (Tiền Giang), đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do đất nhiễm phèn nặng và phải chịu lũ lụt thường xuyên. Trước kia cây khoai mỡ là cây trồng chủ yếu mang lại thu nhập nuôi sống người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với sự đầu tư của Nhà nước trong việc xây dựng ô bao khép kín ngăn lũ nên cơ hội làm ăn của bà con nơi đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nông dân đã chịu khó tìm tòi học hỏi, tích cực tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học - kỹ thuật tạo hiệu quả cho phát triển kinh tế gia đình.

Nói đến chú Lê Việt Hà (chú Tư Rẫm) ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông - một nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền thì bà con nơi đây đều biết đến bởi chú luôn là người đi đầu trong việc tìm tòi những kiến thức, kinh nghiệm về trồng trọt. Thành công của chú là mô hình trồng một vụ đậu phộng luân canh với một vụ khoai mỡ đã tạo được thu nhập ổn định cho gia đình chú.

Với 2,3 ha đất trồng khoai mỡ, sau khi dỡ khoai vào cuối tháng 2 âm lịch, chú bắt đầu xới đất rồi bắt tay vào trỉa đậu, mỗi công đất chú trỉa 19 kg giống tính luôn cả vỏ. Nhờ làm đất tốt nên đậu lên đều. Vụ này, chú Tư trỉa đậu đại trà theo liếp nhưng theo chú nếu có công (lao động) thì nên trỉa đậu theo giồng, như vậy đậu sẽ phát triển tốt và cho hạt nhiều hơn. Quá trình chăm sóc đậu gồm các khâu tưới nước, theo dõi sâu bệnh và bón phân hai lần đến khoảng 90 ngày thì thu hoạch. Vụ đậu năm nay, chú Tư thu hoạch bán cho thương lái với giá 12 ngàn đồng/kg đậu vỏ, trung bình mỗi công đất thu được 500 kg đậu vỏ, trừ các khoản chi phí mỗi công đất trồng đậu chú thu lãi khoảng 2,6 triệu đồng. Như vậy, với 2,3 ha đất triển khai trồng đậu trong ba tháng chú thu lãi về trên 50 triệu đồng.

Chú Tư cho biết, chú trồng đậu đã gần chục năm rồi nhưng trước kia chú làm một vài công đất chủ yếu bán cho bà con trong vùng, khi thấy hiệu quả mang lại từ cây đậu chú mới mở rộng diện tích, rồi tìm hiểu kỹ thuật mới đồng thời nhân rộng mô hình cho bà con xung quanh cùng trồng. Theo chú, lợi ích của trồng một vụ đậu phộng xen kẽ với một vụ khoai mỡ là rất lớn vì cây đậu là cây trồng giúp cải tạo đất do nốt sần ở rễ là vi khuẩn cố định đạm nên đất sau khi trồng đậu thì lượng phân đạm bón xuống cho cây khoai mỡ được tiết kiệm đáng kể.

Bà Võ Thị Oanh Kiều - cán bộ nông nghiệp xã Tân Hòa Đông cho biết, hiện toàn xã có 50 ha trồng đậu phộng, mô hình trồng một vụ đậu phộng xen kẽ với một vụ khoa mỡ đã tạo được thu nhập tốt cho người dân nơi đây. Nếu đầu ra đậu phộng ổn định và có giá cao như hiện nay thì mô hình này cần được nhân rộng và phát huy nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con trong xã.

Có thể bạn quan tâm

Lao Đao Với Trầm Hương Lao Đao Với Trầm Hương

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.

30/10/2014
Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

30/10/2014
Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

30/10/2014
Bà Rịa Vũng Tàu Khống Chế Được Bệnh Trên Cây Tiêu Bà Rịa Vũng Tàu Khống Chế Được Bệnh Trên Cây Tiêu

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

30/10/2014
Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

30/10/2014