Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Khá Từ Trồng Cam, Quýt

Thu Nhập Khá Từ Trồng Cam, Quýt
Ngày đăng: 16/05/2014

Cư Elang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar (Đắk Lắk). Vài năm trở lại đây, một số gia đình ở Cư Elang đã sử dụng một số diện tích đất đồi để trồng cam, quýt và bước đầu đã có thu nhập khá.

Gia đình anh Trần Văn Cán là người dân tộc phía Bắc vào định cư tại thôn 6B, xã Cư Elang từ năm 2003 nhưng nhiều năm vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo. Trước đây, trên 3,2 ha đất vườn, gia đình anh đã trồng nhiều loại cây như: cà phê, tiêu, điều, đậu, ngô… nhưng hiệu quả thu được rất thấp.

Đến năm 2007, thấy nhiều gia đình trong xã trồng cam, quýt thu được lợi nhuận cao, vợ chồng anh đã quyết định mua về trồng thử. Tuy cam, quýt là các loại cây dễ trồng, ít phải đầu tư chăm sóc, nhưng do cây giống kém chất lượng, nên toàn bộ diện tích cam, quýt gia đình anh Cán trồng đã không cho kết quả cao và phải phá bỏ. Năm 2011, gia đình anh Cán đã trồng lại 600 cây cam, quýt. Và lần này, nhờ đúc kết được kinh nghiệm của những người đã thành công khi trồng cam, quýt, gia đình anh Cán đã thu được kết quả.

Năm 2013, chỉ với 400 cây cam và 200 cây quýt trồng trong vườn nhà cho quả bói, gia đình anh Cán đã thu được 4,2 tấn quả, bán ra thị trường thu về hơn 70 triệu đồng. Từ thành công bước đầu, sang đầu năm 2014, gia đình anh đã trồng thêm 1.200 cây cam, quýt, đưa tổng số cam, quýt đã trồng lên 1.800 cây. Anh Cán chia sẻ kinh nghiệm: Từ khi trồng đến khi cho quả, cây cam và cây quýt cần thời gian sinh trưởng khoảng 3 năm.

Từ khi ra hoa đến khi đậu quả phải mất thời gian 6 tháng. Đây là giai đoạn phải bổ sung thêm phân chuồng hay phân vi sinh cùng với lân, kali để cây nuôi quả to và cho quả ngọt. Chính nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, nên vườn cam, quýt của gia đình anh phát triển khá tốt.

Ông Đỗ Văn Hưu, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Elang cho biết: Mấy năm gần đây, nhiều gia đình nông dân trong xã đã chuyển một số diện tích đất vườn, đồi sang trồng cây cam và cây quýt. Tổng diện tích cam, quýt do người dân trồng tự phát trên địa bàn xã đã lên đến hàng trăm héc-ta và nhiều gia đình đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, nhờ đó đã thoát được nghèo.

Do giá cam, quýt được thương lái vào địa bàn xã mua tương đối ổn định ở mức 18.000-20.000 đồng/kg bán tại vườn, vì vậy ngày càng có nhiều gia đình trên địa bàn xã trồng các loại cây này.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Ea Kar, đến nay, huyện Ea Kar chưa có chủ trương phát triển loại cây này trong cơ cấu chuyển đổi cây trồng, mặc dù hầu hết những diện tích cam, quýt trồng trên địa bàn huyện đã và đang đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Song, do đầu ra đối với quả cam, quýt ở huyện Ea Kar lâu nay vẫn phụ thuộc vào thương lái từ nhiều nơi đến mua, nên người trồng các loại cây này cần phải thận trọng, không nên trồng theo phong trào, nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.


Có thể bạn quan tâm

Vượt Khó Làm Giàu Từ Nghề Ương Nuôi Cá Chim Giống Vượt Khó Làm Giàu Từ Nghề Ương Nuôi Cá Chim Giống

Xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có hơn 280 hộ dân là làm nghề nuôi trồng thủy sản. Qua giới thiệu của bác Lựu, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp tôi được biết đến cơ sở ương nuôi cá chim giống qua đông đạt hiệu quả cao của ông Chinh – xóm Nội.

09/06/2014
Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại

Sau một thời gian rớt giá, trong tuần qua, giá tôm biển các loại đã nhích lên từ 5.000-7.000 đồng/kg. Hiện tôm thẻ chân trắng (chiếm trên 90% diện tích thả nuôi) loại 100 con/kg có giá từ 85.000-90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, nếu trúng vụ, người nuôi chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít...

09/06/2014
Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông

Thời gian gần đây, mỗi ngày có tới 8-15 tấn banh lông được mua tại cảng An Thới, huyện đảo Phú Quốc để vận chuyển đi các nơi nhưng chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Loại hải sản thuộc dòng họ hải sâm này, ngay cả nhiều ngư dân đánh bắt cũng chưa một lần ăn thử. Nhưng giờ thì người người, nhà nhà đang kéo nhau đi cào banh lông, khiến ngư trường biển Tây thêm một phen dậy sóng...

09/06/2014
Lươn Giống Mười Ngọt Lươn Giống Mười Ngọt

Anh Nguyễn Văn Đường (ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, Châu Thành - An Giang) được đào tạo “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức, là một trong số ít nông dân thành công với mô hình làm ăn mới sau khi học nghề. Thông qua việc đầu tư cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt”, mỗi năm, anh Đường có thu nhập trên 300 triệu đồng.

09/06/2014
Vạn Ninh (Khánh Hòa) Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Trên Cát Vạn Ninh (Khánh Hòa) Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Trên Cát

Căn cứ vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt tại huyện Van Ninh hiện nay cho thấy thành công của nghề nuôi tỉ lệ thuận với công sức và mức độ đầu tư của người nuôi. Như vậy việc đầu tư bài bản, quản lý tốt, yếu tố môi trường trong nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt đang là kinh nghiệm cho các hộ nuôi tôm trên toàn địa bàn tỉnh.

09/06/2014