Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Hơn 300 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Thỏ

Thu Nhập Hơn 300 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Thỏ
Ngày đăng: 14/01/2015

Anh Phạm Văn Túy ở thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi (Kiến Xương - Thái Bình) là người say mê với việc chăn nuôi. Năm 2012, qua tìm hiểu, thấy thỏ dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định, anh quyết định mua 20 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm và tự nhân giống. Từ 20 con ban đầu, chỉ sau 2 năm anh đã có 300 ô chuồng nuôi 120 con thỏ đẻ, 600 - 700 thỏ con, có thời điểm lên tới hơn 1.000 thỏ con.

Thỏ được nuôi chủ yếu là các giống thỏ New Zealand, thỏ lai Hungari cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Anh Túy chia sẻ: Thỏ là giống phàm ăn, thức ăn chủ yếu là cỏ VA06 (cỏ voi) và rau muống sạch, phơi khô, ăn bổ sung thêm cám công nghiệp.
So với nhiều con vật nuôi khác, nuôi thỏ nhàn hơn, chi phí đầu tư thấp, quay vòng vốn nhanh, lãi cao. Trung bình 1,5 tháng thỏ sinh sản 1 lứa, một năm từ 7 - 8 lứa, một thỏ mẹ sinh từ 6 - 7 thỏ con/lứa. Sau 3 tháng nuôi, thỏ đạt từ 2 - 2,5kg/con, có thể xuất bán với giá trung bình từ 85.000 - 90.000 đồng/kg đối với thỏ thịt và từ 110.000 - 120.000 đồng/kg đối với thỏ sinh sản.
Anh Túy cho biết thêm: Khi nuôi thỏ, 6 tháng phải tiêm phòng vắc-xin bại huyết một lần, thường xuyên phun hóa chất tiêu độc khử trùng, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng, theo dõi sức khỏe của thỏ, nắm bắt, phát hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường để có hướng điều trị kịp thời.
Thời điểm giao mùa, nhất là những tháng cuối năm, thời tiết thay đổi, sức đề kháng của thỏ giảm, thỏ hay bị nhiễm một số bệnh như tụ huyết trùng, cầu trùng lây qua đường thức ăn, bởi vậy phải cho thỏ ăn rau, cỏ sạch, phơi khô sẽ hạn chế được dịch bệnh.
Thỏ mẹ chịu rét tốt nhưng chuồng trại vẫn cần che chắn tránh gió hướng Bắc, thỏ con mới sinh phải cho vào hộp có lót cỏ hoặc vải ấm để bảo đảm sức khỏe. Do nắm được kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi cùng với sự cẩn thận nên đàn thỏ gia đình anh Túy nuôi luôn sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt hiệu quả cao. Doanh thu từ bán thỏ của gia đình anh khoảng 25 - 30 triệu đồng/tháng, trừ chi phí còn lãi từ 8 - 9 triệu đồng/tháng.
Với sức trẻ và niềm đam mê, anh Phạm Văn Túy đã góp phần đa dạng con vật nuôi, nâng cao giá trị chăn nuôi của xã. Ðồng thời, anh còn luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ nhiều bạn trẻ cùng vươn lên làm kinh tế, cải thiện đời sống. Hiện anh đang kết hợp nuôi 100 con chim bồ câu lai Pháp, chủ động nhân giống và nuôi thử nghiệm, nếu kết quả khả quan sẽ tăng đàn và nhân rộng mô hình này.


Có thể bạn quan tâm

Sống lại miền đất chết Sống lại miền đất chết

Hơn 10 năm trước, 105 hộ dân nghèo xóm Tân Phong, xã Thạch Bàn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) khấp khởi mừng khi dự án hỗ trợ nuôi tôm của Đan Mạch với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 10 tỷ đồng được triển khai.

06/10/2015
Cấp ứng 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới 2015 Cấp ứng 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới 2015

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn vừa ký quyết định cấp ứng trước kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 số tiền 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015.

06/10/2015
Cá chết, người dân lao đao Cá chết, người dân lao đao

Cá nuôi sắp đến kỳ thu hoạch bỗng dưng bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân ở xã Phú An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) lâm vào cảnh lao đao.

06/10/2015
Chuyện con cá nước ngọt Chuyện con cá nước ngọt

Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có xu hướng chuyển đất lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống bởi có thể tận dụng thức ăn là cám, bã tại địa phương để tăng thêm thu nhập.

06/10/2015
Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

06/10/2015