Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai

Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm trước đây, với 1 hécta đất đỏ bazan anh Long trồng điều, mì và bắp... cho hiệu quả kinh tế thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, sau khi tham quan nhiều mô hình sản xuất, anh đã quyết định trồng thử nghiệm 40 cây mít Thái lá bàng. Nhờ được chăm sóc tốt nên chỉ khoảng 18 tháng, cây mít đã cho thu hoạch trái bói, trung bình mỗi cây có từ 4 - 5 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 15 - 20 kg. Với giá bán 6 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, anh lãi trên 10 triệu đồng.
Thấy cây mít mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2009, anh Long mạnh dạn chặt bỏ điều chuyển sang trồng 320 cây mít Thái lá bàng. Đến nay, anh đang sở hữu 150 cây mít từ 4 - 4,5 năm tuổi, số còn lại đang cho trái bói. Theo tính toán của anh Long, năng suất vườn mít trung bình đạt 32 tấn/hécta. Với giá bán 5 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng. Khi vườn mít chưa giáp tán, anh Long còn trồng xen canh thêm gần 200 cây tiêu, mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 15 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái lá bàng, anh Long cho biết: “Cây mít Thái lá bàng này rất dễ trồng. Có thể trồng trên tất cả các loại đất cho năng suất và sản lượng cao. Đặc biệt là vào mùa khô, cây mít đạt năng suất từ 90 - 98%. Nhưng vào mùa mưa, khoảng 2 tháng 7 và 8 thì cây mít dễ hư trái do ruồi vàng đậu chích vào trái cộng với mưa nhiều ngấm nước làm cho trái bị thối, giảm năng suất. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua ngoài việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị, tôi còn mua bao ny-lông lớn về bọc trái mít lại hạn chế tối đa tình trạng thối trái” - anh Long nói.
Với kỹ thuật trên, những năm qua vườn mít của anh Long ít xảy ra tình trạng thối trái so với những vườn mít xung quanh. Từ lợi nhuận của thu hoạch mít, anh Long đã đầu tư mua 1 chiếc máy cày để chở hàng hóa cho gia đình và nhận chở nông sản cho bà con nông dân ở địa phương, mỗi năm anh thu nhập thêm 25 - 30 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sáng kiến Phát triển sản xuất lúa gạo khu vực châu Á là dự án phối hợp giữa Bayer, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang.

Những định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, các thông tin về những khu vực thị trường trọng điểm với các mục tiêu cụ thể đã được Bộ Công Thương đưa tới các doanh nghiệp tại Hội thảo: “Thông tin thị trường và cơ chế tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải” diễn ra sáng nay, 17/11/2015 tại Hà Nội.

“Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác, doanh nghiệp cần kinh doanh có chuyên môn hóa cao và chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho doanh nghiệp”.

Thời gian gần đây, giá trái cây tại TP.Hồ Chí Minh giảm mạnh do một số loại trái đang vào mùa thu hoạch rộ, ngoài ra trái cây Trung Quốc về chợ ngày càng nhiều.

Với chủ đề “Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng”, Tháng khuyến mại Hà Nội 2015 đã thực sự mang đến một mùa mua sắm sôi động, đặc biệt là chương trình giảm giá “shock” tại 31 điểm Vàng trong 2 ngày Vàng khuyến mại thứ bảy và chủ nhật (ngày 14 - 15/11).