Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai

Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm trước đây, với 1 hécta đất đỏ bazan anh Long trồng điều, mì và bắp... cho hiệu quả kinh tế thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, sau khi tham quan nhiều mô hình sản xuất, anh đã quyết định trồng thử nghiệm 40 cây mít Thái lá bàng. Nhờ được chăm sóc tốt nên chỉ khoảng 18 tháng, cây mít đã cho thu hoạch trái bói, trung bình mỗi cây có từ 4 - 5 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 15 - 20 kg. Với giá bán 6 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, anh lãi trên 10 triệu đồng.
Thấy cây mít mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2009, anh Long mạnh dạn chặt bỏ điều chuyển sang trồng 320 cây mít Thái lá bàng. Đến nay, anh đang sở hữu 150 cây mít từ 4 - 4,5 năm tuổi, số còn lại đang cho trái bói. Theo tính toán của anh Long, năng suất vườn mít trung bình đạt 32 tấn/hécta. Với giá bán 5 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng. Khi vườn mít chưa giáp tán, anh Long còn trồng xen canh thêm gần 200 cây tiêu, mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 15 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái lá bàng, anh Long cho biết: “Cây mít Thái lá bàng này rất dễ trồng. Có thể trồng trên tất cả các loại đất cho năng suất và sản lượng cao. Đặc biệt là vào mùa khô, cây mít đạt năng suất từ 90 - 98%. Nhưng vào mùa mưa, khoảng 2 tháng 7 và 8 thì cây mít dễ hư trái do ruồi vàng đậu chích vào trái cộng với mưa nhiều ngấm nước làm cho trái bị thối, giảm năng suất. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua ngoài việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị, tôi còn mua bao ny-lông lớn về bọc trái mít lại hạn chế tối đa tình trạng thối trái” - anh Long nói.
Với kỹ thuật trên, những năm qua vườn mít của anh Long ít xảy ra tình trạng thối trái so với những vườn mít xung quanh. Từ lợi nhuận của thu hoạch mít, anh Long đã đầu tư mua 1 chiếc máy cày để chở hàng hóa cho gia đình và nhận chở nông sản cho bà con nông dân ở địa phương, mỗi năm anh thu nhập thêm 25 - 30 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa vụ, giống lúa như “trăm hoa đua nở”. Sự xuất hiện của quá nhiều giống lúa đã khiến người nông dân như lọt vào “ma trận”.

Bước vào mùa mưa hằng năm là thời điểm thích hợp nhất để bà con nông dân tập trung bón phân cho cây trồng. Khác với những năm trước, giá phân bón trên thị trường hiện đang “giảm nhiệt”, điều này không chỉ có lợi cho người nông dân mà chính người bán phân bón cũng thêm phần phấn khởi.

Sau những tháng ngày vất vả chăm bẵm, vụ gặt lúa Xuân năm nay rơi đúng giai đoạn thời tiết nắng nóng lên đỉnh điểm.

Công tác quản lý giống cây trồng còn những bất cập như: Chất lượng giống chưa cao, hiệu quả sản xuất còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế… là những ý kiến đưa ra tại hội thảo đầu bờ về giống lúa Thiên ưu 8 vừa diễn ra tại xã Đồng Thái (Ba Vì).

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch gần 2.000ha trong tổng số 77.700ha lúa Hè thu đã xuống giống, tập trung ở huyện Châu Thành A (hơn 875ha), Vị Thủy (hơn 590ha), thị xã Ngã Bảy (hơn 145ha), Phụng Hiệp (hơn 40ha) và thành phố Vị Thanh (hơn 20ha); năng suất bình quân đạt 6,02 tấn/ha.