Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ làm lúa và chăn nuôi

Ông Lê Đinh Ba chia sẻ: “Trước đây hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, vợ chồng cưới nhau với đôi bàn tay trắng, lao động cực nhọc nhưng vẫn không phát triển. Sau khi tham gia hội viên Hội Nông dân xã, được tiếp cận và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình nên việc sản xuất đạt hiệu quả hơn”.
Trước tiên, bản thân ông Lê Đinh Ba cố gắng lao động và vận động các thành viên trong gia đình phải “mần” mới có ăn. Nguồn tích lũy từ làm ruộng và chăn nuôi được gia đình sử dụng vào việc mua thêm đất ruộng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ông Ba mua 1 chiếc máy cày để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho gia đình và làm thuê cho bà con ở tại địa phương. Với tinh thần vượt khó, đến nay cuộc sống gia đình ông Lê Đinh Ba khá ổn định với 8ha đất ruộng sản xuất lúa, 2 chiếc máy cày, 2 máy gặt đập liên hợp... thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dù khá bận bịu với công việc gia đình nhưng ông Lê Đinh Ba thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt của chi, tổ Hội Nông dân, tích cực tìm hiểu ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, ông Lê Đinh Ba quyết định chuyển 1ha đất làm lúa sang trồng cỏ nuôi bò sinh sản. Hiện tại, đàn bò của ông luôn duy trì trên dưới 30 con, số tiền bán ghé hàng năm từ 150 – 190 triệu đồng.
Nhờ kinh tế gia đình ổn định nên ông Lê Đinh Ba rất tích cực đóng góp, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ mua xe cứu thương, xây cầu, cất nhà cho hộ nghèo... góp phần có hiệu quả đối với công tác an sinh xã hội tại địa phương. Với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng, cá nhân ông Lê Đinh Ba được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.