Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Nhờ Mô Hình Xen Canh

Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Nhờ Mô Hình Xen Canh
Ngày đăng: 29/06/2012

Chỉ với 3 ha đất vườn, bình quân mỗi năm gia đình ông Vành Trọng Loan, tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar - Đắk Lắk) thu về hơn 300 triệu đồng nhờ trồng sầu riêng xen tiêu và cà phê.

Năm 1989, sau khi tham quan một số mô hình vườn cà phê trồng xen cây ăn quả trên địa bàn huyện, gia đình ông Loan bắt đầu trồng xen canh sầu riêng, tiêu trong vườn cà phê của mình. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên đến nay, vườn cà phê 3 ha của gia đình vẫn phát triển tốt, hình thành nên một hệ sinh thái bền vững: tầng trên là sầu riêng, tầng giữa là cây hồ tiêu, tầng dưới là cà phê. Mùa mưa, gần đến mùa thu hoạch, ông phải néo giữ quả sầu riêng để giữ cành. Niên vụ 2010 – 2011, gia đình ông Loan thu về gần 6 tấn cà phê nhân, hơn 10 tấn sầu riêng, gần 1 tấn tiêu, 

Trừ mọi chi phí còn lãi hơn 300 triệu đồng. Được biết, gia đình ông Loan trồng 400 cây sầu riêng dọc theo hàng cà phê, cứ 2 hàng cà phê trồng 1 hàng sầu riêng. Cây cà phê ưa bóng, vì vậy khi trồng xen canh không chỉ tăng năng suất cây cà phê mà còn tạo thêm thu nhập từ cây sầu riêng, hạn chế quá trình xói mòn đất, làm tăng chất mùn do lá cây tạo nên. Ông Loan cho biết, so với trồng thâm canh thì trồng xen canh có hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ tận dụng được đất trống, có thu quanh năm nên gia đình chủ động trong việc đầu tư sản xuất. Năm nay sầu riêng nhiều quả, quả đều, ước tính với 200 cây thu hoạch, gia đình sẽ thu về khoảng 15 tấn.

Có thể bạn quan tâm

Chiến Dịch Vệ Sinh Vườn Thanh Long Diệt Trừ Mầm Bệnh Đốm Trắng Chiến Dịch Vệ Sinh Vườn Thanh Long Diệt Trừ Mầm Bệnh Đốm Trắng

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

18/11/2014
Chuyển Đổi Đất Lúa Có Dễ? Chuyển Đổi Đất Lúa Có Dễ?

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

18/11/2014
Những Mô Hình Liên Kết Manh Nha Những Mô Hình Liên Kết Manh Nha

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.

18/11/2014
Năm 2014, Nông Nghiệp Quảng Ngãi Giành Nhiều Thắng Lợi Năm 2014, Nông Nghiệp Quảng Ngãi Giành Nhiều Thắng Lợi

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.

18/11/2014
Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.

18/11/2014