Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Vườn Trồng Xen Canh

Thu Nhập Cao Từ Vườn Trồng Xen Canh
Ngày đăng: 12/08/2013

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.

Gia đình anh Hùng hiện có 1 ha đất, trồng xen canh gần 200 cây ăn trái, trong đó 20 cây bưởi da xanh, 130 cây măng cụt, 40 cây chôm chôm thái. Các loại cây anh trồng xen đã được 6 năm tuổi, đang dần cho thu hoạch. Trong đó, 40 gốc chôm chôm thái cho thu hoạch gần 4 tấn, giá bán trung bình 15 ngàn đồng/kg; bưởi da xanh, măng cụt cho thu hoạch trên 2 tạ, giá bán trung bình 15 ngàn đồng/kg bưởi, 20 ngàn đồng/kg măng cụt. Năm nay, gia đình anh Hùng thu từ diện tích trồng xen canh gần 70 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Anh Hùng cho biết: Vườn của gia đình trước đây vào mùa mưa bị ngập. Sau nhiều năm trăn trở, anh đào mương thoát nước rồi trồng các loại cây ăn trái này. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật, sau thu hoạch cây phát triển rất nhanh, ít tốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Để các loại cây xen canh luôn xanh tốt, cho năng suất cao, chất lượng trái ngon, theo anh Hùng, nhà vườn phải phòng, chống các loại sâu bệnh trên cây, đặc biệt là bệnh cháy lá, nứt trái, rụng trái non... Ngoài ra, ở giai đoạn sau khi thu hoạch, anh bón phân bò và phân NPK, urê để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Theo anh, bưởi da xanh và chôm chôm kết hợp trồng xen có nhiều thuận lợi, giảm chi phí phân bón và nước tưới. Khi tưới chôm chôm bưởi cũng được hưởng. Chôm chôm có thể che mát cho bưởi da xanh và măng cụt. Mùa nắng cần tưới đủ nước cho bưởi da xanh. Mùa mưa phải tránh đọng nước, vì cây dễ bị bệnh vàng lá, thối rễ và bị bệnh rệp sáp...


Có thể bạn quan tâm

Đồng Văn (Hà Giang) cải tạo tầm vóc đàn dê Đồng Văn (Hà Giang) cải tạo tầm vóc đàn dê

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25 - 30kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

12/08/2015
Thị trấn Phố Ràng (Lào Cai) nuôi thử nghiệm cá bằng lồng lưới Thị trấn Phố Ràng (Lào Cai) nuôi thử nghiệm cá bằng lồng lưới

Nếu mô hình thử nghiệm thành công, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên - Lào Cai) sẽ khuyến khích các hộ nuôi cá áp dụng mô hình này thay cho lồng bè trước đây.

12/08/2015
Cá lóc giống gặp khó Cá lóc giống gặp khó

Khởi phát hơn chục năm, nghề nuôi cá lóc giống tại xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) đã mang lại thu nhập khá cho nhiều nông dân ít đất canh tác. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, mô hình kinh tế này đang đối diện với nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

12/08/2015
Nhu cầu tiêu thụ cá hồi, cá tầm Sa Pa tăng đột biến Nhu cầu tiêu thụ cá hồi, cá tầm Sa Pa tăng đột biến

Mùa du lịch hè năm nay, Sa Pa (Lào Cai) lâm vào tình trạng khan hiếm đặc sản cá hồi, cá tầm. Lượng khách du lịch tăng cao đột biến, nguồn cung cấp lại không đủ… khiến giá loại đặc sản này tăng cao, từ 100 - 120 nghìn đồng/kg.

12/08/2015
Cải tạo vườn tạp, nâng cao thu nhập từ cây ăn quả Cải tạo vườn tạp, nâng cao thu nhập từ cây ăn quả

Ổn định diện tích cây ăn quả, tập trung cải tạo vườn tạp, đưa giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất - Đó là hướng phát triển cây ăn quả ở Mường La (Sơn La) trong những năm gần đây, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

13/08/2015