Thu Nhập Cao Từ Vườn Trồng Xen Canh

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.
Gia đình anh Hùng hiện có 1 ha đất, trồng xen canh gần 200 cây ăn trái, trong đó 20 cây bưởi da xanh, 130 cây măng cụt, 40 cây chôm chôm thái. Các loại cây anh trồng xen đã được 6 năm tuổi, đang dần cho thu hoạch. Trong đó, 40 gốc chôm chôm thái cho thu hoạch gần 4 tấn, giá bán trung bình 15 ngàn đồng/kg; bưởi da xanh, măng cụt cho thu hoạch trên 2 tạ, giá bán trung bình 15 ngàn đồng/kg bưởi, 20 ngàn đồng/kg măng cụt. Năm nay, gia đình anh Hùng thu từ diện tích trồng xen canh gần 70 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Anh Hùng cho biết: Vườn của gia đình trước đây vào mùa mưa bị ngập. Sau nhiều năm trăn trở, anh đào mương thoát nước rồi trồng các loại cây ăn trái này. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật, sau thu hoạch cây phát triển rất nhanh, ít tốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Để các loại cây xen canh luôn xanh tốt, cho năng suất cao, chất lượng trái ngon, theo anh Hùng, nhà vườn phải phòng, chống các loại sâu bệnh trên cây, đặc biệt là bệnh cháy lá, nứt trái, rụng trái non... Ngoài ra, ở giai đoạn sau khi thu hoạch, anh bón phân bò và phân NPK, urê để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Theo anh, bưởi da xanh và chôm chôm kết hợp trồng xen có nhiều thuận lợi, giảm chi phí phân bón và nước tưới. Khi tưới chôm chôm bưởi cũng được hưởng. Chôm chôm có thể che mát cho bưởi da xanh và măng cụt. Mùa nắng cần tưới đủ nước cho bưởi da xanh. Mùa mưa phải tránh đọng nước, vì cây dễ bị bệnh vàng lá, thối rễ và bị bệnh rệp sáp...
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ nuôi tôm biển năm 2014, tại xã An Đức (Ba Tri - Bến Tre), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cùng với doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh đồng phối hợp thực hiện liên kết xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh (ấp Giồng Xoài - An Đức), với quy mô 100ha, trong đó có 65ha mặt nước, gần 150 hộ tham gia.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; do nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể và dịch bệnh cá bùng phát.

Cao su, cà phê đang lâm cảnh khó khăn về giá cả và thị trường, trong khi đó cây hồ tiêu lại đang được giá nên ở nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng ồ ạt trồng tiêu tự phát.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.