Thu Nhập Cao Từ Trồng Cải

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.
Về vùng chuyên canh màu xã Khánh Hòa vào thời điểm này, bà con nông dân đang tất bật thu hoạch cải để cân cho thương lái. Gặp nông dân Đỗ Văn Chuốt (ấp Khánh Phát) đang chỉ huy nhân công cắt đám cải thìa trong niềm vui trúng vụ. Mặc dù, cải vụ này chỉ nằm ở mức 4.000 đồng/kg, nhưng ông Chuốt vẫn có lời. Chỉ tay về đám cải của mình, ông khoe: “Trước đây, tôi trồng lúa. Sau đó, thấy giá cả bấp bênh nên tôi đã chuyển sang trồng màu.
Ban đầu, tôi trồng cây hành sậy cũng kiếm ăn được. Về sau, hành bị thoái hóa giống, xuất hiện nhiều sâu bệnh khó trị nên tôi đã chuyển sang trồng cải thìa. Hiện nay, cải thìa chủ yếu tiêu thụ mạnh sang thị trường Campuchia nên giá cả cũng khá ổn định. Thời gian sinh trưởng của cải thìa rất ngắn, từ khi trồng đến thu hoạch mất khoảng 1 tháng 10 ngày. Trồng cây cải thìa, một năm tăng vòng quay của đất lên đến 4-5 lần”.
Với 1,5 công cải thìa, năng suất 2 tấn/công, bán với giá 4.000 đồng/kg, vụ này ông Chuốt bỏ túi ngót nghét 4 triệu đồng. Nói về việc trồng cải thìa, ông Chuốt tự hào: “Một năm, tôi trồng được 5 vụ cải, mỗi vụ thu nhập khoảng 4 triệu đồng, nếu rơi ngay vào thời điểm cải sốt giá thì lời khoảng 6 triệu đồng. Tính ra, trồng một công cải bằng 10 công lúa. Nhờ chuyển đổi sang trồng rẫy nên gia đình tôi có thu nhập ổn định hơn trước rất nhiều. Có thể vụ tiếp theo, tôi chuyển sang trồng cải rổ cho thu nhập cao hơn”.
Đám cải rổ gần đó của ông Nguyễn Văn Khanh cũng đang thu hoạch đồng loạt. Hiện nay, cải rổ được xem là cây màu đem lại thu nhập cao nhất so với những loại màu khác. Ông Khanh cho biết, thời gian sinh trưởng cải rổ chỉ hơn 1 tháng là cho thu hoạch, mỗi công thu hoạch khoảng 2 tấn, thương lái mua với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ đi tất cả chi phí, ông còn lời hơn 20 triệu đồng. “Một năm tôi trồng 3 vụ cải và 1 vụ hành, kiếm lời trên 50 triệu đồng. Trồng màu tuy cực công, nhưng thu nhập ổn định, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi cũng khá lên”, ông Khanh nói.
Ở vùng chuyên canh màu Khánh Hòa, nhiều người biết tiếng ông Nguyễn Ngọc Bon là một nông dân có kinh nghiệm trong việc trồng cây hành sậy. Tuy nhiên, 2 năm nay, ông Bon đã chuyển dần sang trồng cây cải thìa và cải rổ mang lại thu nhập cao. Ông Bon cho biết: “Trồng hành và trồng cải phải xen canh với nhau.
Cách làm cũng tương đối dễ, bởi thời gian trồng cây hành chỉ 1 tháng 10 ngày. Khi cây hành trồng được 15-20 ngày, tôi bắt đầu gieo hạt cải rổ hoặc cải thìa xuống lớp đất. Khi cây hành cho thu hoạch thì cải bắt đầu phát triển, chỉ khoảng 20 ngày sau là bắt đầu thu hoạch cải.
Khi áp dụng kỹ thuật mới này, vừa rút ngắn thời gian trồng vừa tiết kiệm được chi phí phân thuốc khoảng 1,5 triệu đồng/công. Với 8 công rẫy, mỗi vụ màu, tôi tiết kiệm được hơn 10 triệu đồng chi phí phân, thuốc trừ sâu”. Mới đây ông Bon trúng vụ cải rổ, kiếm lời được 26 triệu đồng/1.700m2. Do đó, vụ này ông Bon tiếp tục trồng cải rổ trên mảnh đất của mình.
Ông cho biết thêm, cây cải rổ được thế mạnh là có giá, nhưng rất khó gieo hạt, phải có kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thì canh tác mới hiệu quả. Còn theo những thương lái chuyên thu mua hàng rẫy bán sang Campuchia, giá cải rổ đang dao động ở mức 14.000- 16.000 đồng/kg, có lúc lên đến 20.000 đồng/kg nên nhiều lúc cũng thiếu nguồn cung.
Toàn xã Khánh Hòa có hơn 410 héc-ta màu, vài năm trở lại đây, bà con nông dân luôn chuyển đổi cây trồng một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, mô hình hợp tác xã (HTX) ngày nay có những bước thay đổi đáng kể. Đó không chỉ là sự thay thế dần dần của danh xưng "chủ nhiệm HTX" thành "giám đốc HTX", mà còn là áp lực đổi mới trong tư duy, nhận thức của những người được coi là "đầu tàu" của đoàn tàu kinh tế tập thể.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti