Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua

Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.
Từ những khó khăn về kinh tế, anh đã nảy sinh nhiều ý tưởng làm giàu, nhưng vốn liếng thì không có. Anh nghĩ: “phải thay đổi cách thức sản xuất trên chính đồng ruộng của mình thì mới có thể phát triển được”, từ đó anh tìm hiểu cách làm ăn của những người sản xuất khá ở trong vùng và nhận thấy phải lựa chọn các loại cây trồng có giá trị kinh tế phù hợp với chính chân ruộng của gia đình mình để gieo trồng cho thu nhập cao. Qua các lớp tập huấn khuyến nông và phương tiện thông tin đài, báo anh nhận thấy cây cà chua là loại cây rất phù hợp với đồng ruộng nơi đây mà kỹ thuật trồng cũng không khó, lại cho thu nhập khá cao so với một số cây trồng khác...
Vụ đông năm 2008 gia đình anh trồng 2 sào cà chua trên đất 2 vụ lúa, mới bắt tay vào trồng thử nghiệm, anh nhận được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về kỹ thuật chọn giống, ươm cây con, chăm sóc và thu hoạch, mỗi sào cho năng suất từ 1 đến 1,1 tấn. Sau khi trừ chi phí, với giá bán tại vườn 4.000 đồng/kg, mỗi sào anh chị thu được hơn 4 triệu đồng, cao hơn hẳn một số cây trồng khác.
Qua làm thử vụ đầu cho thấy cây cà chua cho năng suất cao, dễ tiêu thụ và đem lại thu nhập cao. Vụ Đông năm 2009 anh quyết định sử dụng toàn bộ diện tích ruộng lúa 2 vụ của gia đình hiện có là 3 sào và mượn thêm 3 sào để trồng cà chua. Với kinh nghiệm tích luỹ được cộng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật, anh chuẩn bị hạt giống và gieo ươm hạt từ cuối tháng ; thu hoạch lúa mùa xong, tranh thủ làm đất bố trí kết thúc trồng cà chua vào tháng 9, tính toán để có đợt cà chua chín sớm hơn để bán đầu vụ được cao.
Anh cho biết, cây cà chua thời gian sinh trưởng ngắn từ 75 đến 80 ngày, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại, chăm sóc tốt cho năng suất cao từ 1- 1,2 tấn/sào/vụ; sau khi trừ chi phí gia đình anh thu được trên 20 triệu đồng, anh dự kiến vụ Đông năm 2010 sẽ mượn thêm đất mở rộng diện tích trồng cà chua, dưa hấu và mướp đắng.
Từ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất của gia đình, anh chị tích cực tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người trong thôn cùng gieo trồng cây cà chua vụ đông để tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Từ sáng sớm tới chiều muộn, chợ Hà Vỹ không lúc nào ngớt người ra vào. Người mua kẻ bán mặc cả, gia cầm kêu inh ỏi. Vợ anh Thường, chủ ki ốt B3 cho biết, đều như vắt chanh, ngày hai lượt chiếc loa truyền thanh chợ Hà Vỹ oang oang bản tin cảnh báo dịch cúm H5N6.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, ở xã Long An (Châu Thành, Tiền Giang) cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, Cty CP Rau quả Tiền Giang đã thu mua hơn 12 triệu trứng cút của trang trại để chế biến trứng cút đóng lon XK sang Nhật Bản.

Thay vì đợi tới khi vào vụ để bán mía cho các nhà máy ép đường, nhiều nông dân ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã chọn cách bán mía chục (bán cây lẻ) cho thương lái làm nước giải khát.

Theo Cty CP Chế biến tinh bột sắn XK Bình Định (BDSTAR), từ đầu vụ SX (cuối tháng 8/2014) đến nay, giá thu mua sắn là 1.850đ/kg với sắn có hàm lượng tinh bột đạt 30%. “Giá sắn chỉ cần đứng ở mức 1.000đ/kg nông dân đã có lãi”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), khẳng định.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.