Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Tre

Thay vì nuôi những giống gà lai, gà công nghiệp, mấy năm gần đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thân, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) đã đầu tư chăn nuôi gà tre, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Khai thác lợi thế có đất vườn đồi rộng, mấy năm trước đây, ông Thân mua gỗ tạp về đóng thành các gian chuồng cách mặt đất khoảng 50cm, bên trên có mái che để nuôi gà tre. Hiện nay, trong chuồng của gia đình ông lúc nào cũng có 100 con gà tre mái và 300 con gà tre thương phẩm. Mỗi đợt ông thường nuôi từ 150 - 200 con.
Để có được kết quả như vậy, ông Thân đã trải qua những năm tháng lao động vất vả. Trước đây, ông đã từng nuôi thỏ, gà ta, gà lai. Qua học hỏi kinh nghiệm ở một số huyện trong tỉnh, ông đưa giống gà tre vào nuôi. Khởi đầu ông Thân nuôi một số con giống, sau cho gà tự ấp nở, được bao nhiêu nuôi bấy nhiêu. Xem trên mạng, phía Nam có loại lò ấp trứng nhỏ gọn, phù hợp với quy mô gia đình, ông nhờ người mua về làm thử. Nói về ưu điểm của giống gà này, ông Thân cho biết: "Gà tre đẻ sai, kháng bệnh tốt, đặc biệt tỷ lệ sống đạt cao; thịt nạc, rắn chắc, thơm ngon. Giống gà này tiêu tốn ít thức ăn do vậy chi phí chăn nuôi chỉ bằng một nửa so với nuôi gà ri và gà Lương Phượng. Thức ăn cho gà chủ yếu là tận dụng rau, củ, ngô, lá cây, cỏ các loại. Tuy nhiên, giống gà này chịu rét kém hơn so với một số loại gà khác nên vào mùa đông phải chú ý giữ ấm".
Hiện nay, gà tre thương phẩm của gia đình ông chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn đặc sản ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Mỗi năm, gia đình ông cung cấp cho thị trường gần 2.000 con gà tre thương phẩm, với giá bán 80 - 100 nghìn đồng/con gà trọng lượng 0,5 kg, thu được gần 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 140 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Bùi Văn Nhương ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), là người đầu tiên ở Phú Yên lặn lội vào tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Giống sắn này được nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.

Thống kê của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, hiện trên địa bàn có hơn 5ha đất vườn kém hiệu quả được bà con chuyển sang trồng cây tiêu, tăng hơn 2ha so với năm 2013, tập trung ở xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình. Theo một số hộ canh tác cho biết, cây tiêu thích nghi tốt với thổ nhưỡng ở địa phương và kỹ thuật trồng tương đối dễ, ít dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra rất thuận lợi, được thương lái đến tận nơi thu mua với số lượng nhiều.

Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.

Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.