Thu Nhập Cao Từ Nghề Vỗ Béo Bò

Tỉnh Bình Ðịnh là một trong những địa phương có đàn bò nhiều nhất khu vực miền Trung với tổng đàn trên 246 ngàn con, tỉ lệ bò lai chiếm gần 69% tổng đàn. Thời gian qua, nhờ làm nghề chăn nuôi vỗ béo bò, nhiều hộ nông dân trong tỉnh có thu nhập khá cao.
Nhiều năm trở lại đây, phong trào nuôi vỗ béo bò tại xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn) phát triển khá mạnh, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông Dương Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, cho biết: Nghề nuôi vỗ béo bò bắt đầu phát triển tại địa phương cách đây trên 10 năm. Toàn xã hiện có 1.700/2.400 hộ tham gia nuôi vỗ béo bò với tổng đàn trên 3.000 con, tập trung tại các thôn Cù Lâm, Trường Cửu, Tân Lập…
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi, UBND xã đã triển khai dự án hỗ trợ lãi suất vốn vay cho bà con với mức ưu đãi 0,4%/tháng, thời gian vay 4 tháng; mỗi hộ được vay 20 triệu đồng để mua bò giống. Dự án Sinh kế nông thôn bền vững của tỉnh cũng đang hỗ trợ nông dân Nhơn Lộc nuôi vỗ béo bò, mang lại hiệu quả tích cực.
Ông Huỳnh Văn Thông, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Cù Lâm, cho biết thêm: Trước đây, người dân địa phương nuôi bò sinh sản theo hình thức thả rông. Tuy nhiên, đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp, thời gian nuôi bò khá dài mà hiệu quả kinh tế không cao. Được sự hướng dẫn kỹ thuật nuôi vỗ béo bò của ngành Nông nghiệp tỉnh, và hiệu quả cao từ nghề này đã thu hút nhiều hộ tham gia. Đến nay, trên địa bàn thôn Cù Lâm có đến 2/3 số hộ nuôi vỗ béo bò; mỗi hộ nuôi mỗi lứa từ 2 - 3 con, cứ sau 2 - 3 tháng nuôi có lãi 3 - 4 triệu đồng/con.
Chị Lưu Thị Kim Hoa, một hộ nuôi bò vỗ béo ở thôn Cù Lâm, bộc bạch: Nguồn thức ăn để nuôi vỗ béo bò khá phong phú và dễ tìm; ngoài rơm, rạ dồi dào sẵn có sau mỗi vụ thu hoạch lúa tại chỗ, người chăn nuôi chỉ cần trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn tinh là nuôi bò hiệu quả. Mỗi đợt tôi nuôi vỗ béo từ 2 - 3 con bò, sau 3 - 4 tháng là xuất chuồng, mỗi năm tôi nuôi 3 lứa, thu lãi 30 - 40 triệu đồng.
Để nuôi vỗ béo bò có hiệu quả cao, nông dân Nhơn Lộc đi tìm mua các giống bò lai, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, mông, bản lưng lớn nhưng bị ốm do chế độ chăm sóc kém, về nuôi nhốt tại chỗ, tăng cường thức ăn thô và tinh theo tỉ lệ phù hợp, tiêm vắc xin phòng bệnh, xổ giun, sán cho bò. Sau giai đoạn đầu hồi phục thể lực, tăng cường vỗ béo bằng cách cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bã hèm, cỏ tươi… bò sẽ tăng cân rất nhanh.
Nghề nuôi vỗ béo bò cũng phát triển khá mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh, như xã Phước An, Phước Thành (Tuy Phước); xã n Phong, n Thạnh (Hoài n), Mỹ Quang, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài (Phù Mỹ)… Theo ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi thuộc Sở NN-PTNT, trong thời gian tới, đơn vị sẽ thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tập huấn nuôi vỗ béo bò; đồng thời xây dựng các điểm trình diễn để người chăn nuôi học hỏi, nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

“Thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền 30 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay hết sức ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi sửa sang lại chuồng trại và đầu tư thêm thức ăn cho đàn gà”- ông Đỗ Trọng Bình (thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tâm sự.

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.

Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...