Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Nghề Vỗ Béo Bò

Thu Nhập Cao Từ Nghề Vỗ Béo Bò
Ngày đăng: 29/07/2013

Tỉnh Bình Ðịnh là một trong những địa phương có đàn bò nhiều nhất khu vực miền Trung với tổng đàn trên 246 ngàn con, tỉ lệ bò lai chiếm gần 69% tổng đàn. Thời gian qua, nhờ làm nghề chăn nuôi vỗ béo bò, nhiều hộ nông dân trong tỉnh có thu nhập khá cao.

Nhiều năm trở lại đây, phong trào nuôi vỗ béo bò tại xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn) phát triển khá mạnh, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông Dương Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, cho biết: Nghề nuôi vỗ béo bò bắt đầu phát triển tại địa phương cách đây trên 10 năm. Toàn xã hiện có 1.700/2.400 hộ tham gia nuôi vỗ béo bò với tổng đàn trên 3.000 con, tập trung tại các thôn Cù Lâm, Trường Cửu, Tân Lập…

Để tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi, UBND xã đã triển khai dự án hỗ trợ lãi suất vốn vay cho bà con với mức ưu đãi 0,4%/tháng, thời gian vay 4 tháng; mỗi hộ được vay 20 triệu đồng để mua bò giống. Dự án Sinh kế nông thôn bền vững của tỉnh cũng đang hỗ trợ nông dân Nhơn Lộc nuôi vỗ béo bò, mang lại hiệu quả tích cực.

Ông Huỳnh Văn Thông, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Cù Lâm, cho biết thêm: Trước đây, người dân địa phương nuôi bò sinh sản theo hình thức thả rông. Tuy nhiên, đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp, thời gian nuôi bò khá dài mà hiệu quả kinh tế không cao. Được sự hướng dẫn kỹ thuật nuôi vỗ béo bò của ngành Nông nghiệp tỉnh, và hiệu quả cao từ nghề này đã thu hút nhiều hộ tham gia. Đến nay, trên địa bàn thôn Cù Lâm có đến 2/3 số hộ nuôi vỗ béo bò; mỗi hộ nuôi mỗi lứa từ 2 - 3 con, cứ sau 2 - 3 tháng nuôi có lãi 3 - 4 triệu đồng/con.

Chị Lưu Thị Kim Hoa, một hộ nuôi bò vỗ béo ở thôn Cù Lâm, bộc bạch: Nguồn thức ăn để nuôi vỗ béo bò khá phong phú và dễ tìm; ngoài rơm, rạ dồi dào sẵn có sau mỗi vụ thu hoạch lúa tại chỗ, người chăn nuôi chỉ cần trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn tinh là nuôi bò hiệu quả. Mỗi đợt tôi nuôi vỗ béo từ 2 - 3 con bò, sau 3 - 4 tháng là xuất chuồng, mỗi năm tôi nuôi 3 lứa, thu lãi 30 - 40 triệu đồng.

Để nuôi vỗ béo bò có hiệu quả cao, nông dân Nhơn Lộc đi tìm mua các giống bò lai, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, mông, bản lưng lớn nhưng bị ốm do chế độ chăm sóc kém, về nuôi nhốt tại chỗ, tăng cường thức ăn thô và tinh theo tỉ lệ phù hợp, tiêm vắc xin phòng bệnh, xổ giun, sán cho bò. Sau giai đoạn đầu hồi phục thể lực, tăng cường vỗ béo bằng cách cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bã hèm, cỏ tươi… bò sẽ tăng cân rất nhanh.

Nghề nuôi vỗ béo bò cũng phát triển khá mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh, như xã Phước An, Phước Thành (Tuy Phước); xã n Phong, n Thạnh (Hoài n), Mỹ Quang, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài (Phù Mỹ)… Theo ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi thuộc Sở NN-PTNT, trong thời gian tới, đơn vị sẽ thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tập huấn nuôi vỗ béo bò; đồng thời xây dựng các điểm trình diễn để người chăn nuôi học hỏi, nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Đổi thay Măng Lùng Đổi thay Măng Lùng

Làng Măng Lùng thuộc thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), theo tiếng Xê Đăng có nghĩa là sương mù. Ở độ cao hơn 1.000m trên sườn núi Ngọc Linh nhưng cuộc sống của người Xê Đăng nơi đây không còn nghèo đói là nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

28/10/2015
Sắp xếp đổi mới các nông lâm trường còn nhiều ách tắc Sắp xếp đổi mới các nông lâm trường còn nhiều ách tắc

Quảng Nam chủ trương sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh nhiều năm nay, song còn đó những bất cập trong quản lý, phát triển tài nguyên rừng.

28/10/2015
Đồng quản lý nghề cá ven bờ góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản Đồng quản lý nghề cá ven bờ góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở Khánh Hòa đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.

29/10/2015
Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc

Ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài nghiên cứu các vấn đề môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh (Công văn số 3376/NN-UBND).

29/10/2015
Quyết tâm làm giàu từ biển Quyết tâm làm giàu từ biển

Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển.

29/10/2015