Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Xoài Xen Chanh Ở Bình Phước

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.
Năm 2001, gia đình anh từ Đồng Tháp lên Minh Hưng lập nghiệp. Là người miền Tây gắn bó với nghề trồng cây trái nên anh chọn giống xoài Cát Chu và xoài ghép để trồng trên diện tích 3 ha của gia đình. Nhờ có nhiều kinh nghiệm nên vườn xoài của anh luôn xanh tốt, trái nhiều. Có vụ gia đình anh thu hoạch được 50 tấn, lại được giá nên thu lãi gần 200 triệu đồng. Theo anh, để xoài cho năng suất cao, việc chăm sóc phải tỉ mỉ, nhất là khi xoài ra bông. Gặp mưa phải phun thuốc ngay, nếu không tỷ lệ đậu trái sẽ thấp, thậm chí mất trắng. Bệnh thường thấy ở cây xoài là sâu đục thân, làm chết ngọn hoặc cành. Để phòng trừ bệnh, bên cạnh việc dùng các loại thuốc trừ sâu, cần thường xuyên thăm nom vườn, phát hiện và xử lý kịp thời.
Năm 2004, thấy thị trường tiêu thụ quả chanh ở quê (Đồng Tháp) mạnh, trong khi kỹ thuật chăm sóc lại đơn giản, sau khi tham khảo một số mô hình, anh Ai đã đem 200 cây giống chanh bông tím ở Đồng Tháp lên trồng xen thử nghiệm vào 5 sào xoài. Chỉ một năm sau chanh bông tím cho thu hoạch 2 vụ/năm. Năm đầu, việc tiêu thụ ở các chợ gặp khó khăn, vì người dân quen dùng chanh giấy. Tuy nhiên, do chanh mọng nước, có vị chua thanh và thơm nên được người đi chợ ưa chuộng. Với 700 cây trồng xen xoài, trung bình mỗi cây cho sản lượng 80 kg/vụ, mỗi năm gia đình anh thu trên dưới 15 tấn chanh, lãi hơn 100 triệu đồng.
Anh Ai chia sẻ, khi trồng chanh phải đào hố sâu 3 tấc, rộng 3 tấc rồi hạ cây giống, cây cách cây 4 m. Mỗi năm bón phân chuồng 1 lần, hạn chế dùng phân hóa học. Do chanh trồng xen với xoài nên mùa khô 10 ngày mới tưới một lần... Ưu điểm khác của chanh là một năm cho thu hoạch 2 vụ (thuận mùa và nghịch mùa). Mùa thuận là khi mùa khô kết thúc, mưa xuống chanh đâm đọt, ra bông hàng loạt, không cần dùng thuốc kích thích. Còn mùa nghịch là tháng 10 âm lịch, cần xịt thuốc với liều lượng vừa phải cho cây rụng lá, đâm đọt. Nếu xịt nhiều thì cây chỉ ra lá xanh mượt mà không có trái. Bệnh dễ thấy ở chanh là cuốn lá, thán thư, bọ trĩ ăn trái làm xấu và hư trái. Cách phòng trừ là khi cây ra lá non, cứ cách 5 ngày xịt thuốc một lần để phòng trừ sâu vẽ lá và bọ trĩ. Đáng lưu ý là cây chanh không thể trồng xen được với cây cao su, điều vì khi khép tán hai loại cây này rất rợp mát, cây chanh không ra trái được.
Anh Ngô Văn Ai cho biết thêm, năm nay xoài và chanh của gia đình anh đều được mùa và được giá. Với giá 5.000 đồng/kg xoài và 10 ngàn đồng/kg chanh (tính bình quân cả hai vụ), vườn xoài sẽ cho thu nhập 150 triệu và vườn chanh cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.