Thu Nhập Cao Từ Làm Vườn

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Từng là nhân viên Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên những năm 90 của thế kỷ trước, rồi chuyển sang làm thợ điện tại Hợp tác xã (HTX) Bình Kiến 2, nhưng cuộc sống của anh Phạm Văn Tiến vẫn khó khăn. Năm 2000, Phạm Văn Tiến quyết định nghỉ làm thợ điện chuyển sang trồng hoa màu với hy vọng sẽ đổi đời.
Năm 2008, thấy nghề trồng mai có thu nhập khá nên anh Tiến quyết định chuyển đổi cây trồng. Nghĩ là làm, vợ chồng anh gom góp tiền dành dụm đầu tư trồng mai. Ban đầu anh mua ít mai lá về chăm sóc để cuối năm bán tết kiếm lời, đồng thời ươm thêm mai con.
Cứ thế, đến nay vợ chồng anh Tiến sở hữu 2.000 chậu mai từ 1 đến 7 năm tuổi, mỗi năm thu nhập từ tiền bán mai hàng trăm triệu đồng. Riêng năm 2013, vợ chồng anh Tiến thu nhập trên 300 triệu đồng. Anh Tiến cho biết: “Năm nào tôi cũng ươm mai con để thay thế lứa mai lớn bán đi, vì vậy trong vườn không lúc nào dưới 2.000 chậu”.
Để trồng mai thành công như hiện nay, anh Phạm Văn Tiến đã ra Quy Nhơn học kỹ thuật tạo dáng cây mai. Ngoài ra, anh còn tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh do Hội Nông dân và Phòng Kinh tế TP Tuy Hòa tổ chức.
Nhờ đó, anh không cần thuê người tạo dáng cây mai, tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Bây giờ tay nghề của anh Tiến ngày một nâng lên, những chậu mai do anh tạo dáng đã được giới chơi mai ưa thích nên bán được giá cao.
Bên cạnh trồng mai, hàng năm, anh Tiến còn đầu tư trồng hoa lay ơn, hoa vạn thọ… mỗi năm thu nhập từ những loại cây này từ 50 đến 70 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh Tiến còn làm đại lý phân phối các giống hoa cúc như: pha lê, kim cương, vàng hòe… và hướng dẫn kỹ thuật trồng cúc cho người dân.
Nhờ vậy, đến nay những người trồng cúc ở Bình Kiến đã thông thạo về kỹ thuật làm đất, cách chăm sóc cho hoa cúc. “Là cán bộ khuyến nông kiêm Tổ trưởng tổ dịch vụ của HTX Bình Kiến 2 nên tôi có điều kiện đi tập huấn và học tập kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh từ các chuyên gia, cán bộ chuyên ngành.
Từ đó, tôi tích cóp được nhiều kinh nghiệm cộng với những bài học thực tế sau một thời gian dài trồng hoa cúc của mình. Khi làm đại lý phân phối các loại giống hoa cúc, tôi sẵn sàng truyền kinh nghiệm cho bà con trong xã”, anh Tiến cho biết.
Không dừng lại ở đó, mới đây, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến còn đầu tư trồng 1.000 phôi nấm bào ngư. Anh Tiến chia sẻ: “Loại nấm này từ khi nhập phôi về treo lên tưới nước, hơn 10 ngày sau là bắt đầu thu hoạch. Thời gian mỗi phôi nấm cho thu hoạch khoảng 60 ngày, mỗi ngày hái 2 lần. Nếu tính theo giá thị trường hiện nay (30.000 đồng/kg) thì hiệu quả khá cao. Trong thời gian tới, tôi sẽ nhân rộng thêm mô hình này để tăng thu nhập cho gia đình”.
“Từng là một trong những gia đình khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, hội viên Phạm Văn Tiến được nhiều người nể phục. Không chỉ chí thú làm ăn mà anh Tiến còn nhiệt tình giúp đỡ người dân trong xã cùng nhau phát triển kinh tế gia đình. Năm 2012, anh được Hội Nông dân TP Tuy Hòa tuyên dương là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của thành phố”, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Kiến Nguyễn Văn Sáng cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.