Thu Nhập Cao Từ Cây Dừa

Có dịp về công tác tại các tỉnh miền tây Nam Bộ, tình cờ được nghe câu chuyện về Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã thực hiện thành công mô hình trồng dừa năng suất cao tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.
Khánh Bình Tây Bắc là xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau, có cấu tạo địa chất phức tạp, diện tích bị nhiễm phèn, mặn khá lớn (khoảng 15%), người dân có tập quán canh tác nhỏ, thiếu các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững.
Để giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo, từ cuối năm 2010, được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư hướng dẫn trồng và chăm sóc dừa cho 65 hộ nghèo tham gia mô hình theo phương pháp cầm tay chỉ việc kết hợp với trang bị cho mỗi hộ một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
Toàn bộ hơn 4.225 cây dừa giống và phân bón được Nhà nước hỗ trợ 100%. Các hộ dân chịu trách nhiệm làm cỏ, phát hoang bụi rậm, đắp mô (hoặc đào hố), nhận dừa giống và phân bón tại nơi quy định để trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.
Đến nay, qua kiểm tra, nghiệm thu, toàn bộ số dừa trồng đang phát triển tốt. Nếu được chăm sóc tốt thì sau bốn năm nữa, vườn dừa sẽ cho thu hoạch dự kiến từ 20 đến 25 triệu đồng/hộ/năm (khoảng 60-80 trái/cây/năm).
Hiện nay, toàn huyện Trần Văn Thời còn khoảng 8.000 ha vườn tạp, nếu được đầu tư cải tạo để trồng dừa năng suất cao theo mô hình đang thực hiện tại xã Khánh Bình Tây Bắc sẽ giúp nông dân tăng thêm thu nhập, từng bước xóa nghèo, và thậm chí nhiều hộ sẽ thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.

Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...

Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.

Nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp thay vì mua thức ăn tổng hợp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.