Thu Nhập Cao Từ Cải Xà Lách Lấy Hạt

Xã An Hòa Tây (Ba Tri - Bến Tre) là vùng chuyên canh rau màu với diện tích sản xuất 68ha, trong đó có 40ha chuyên trồng hành tím phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.
Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.
Sau khi thu hoạch xong hành tím, nông dân chỉ cần tưới nước một vài lần rồi để cải phát triển đến lúc thu hoạch. Cải xà lách trồng xen chủ yếu sử dụng nước tưới và tận dụng phân bón còn lại của hành tím nên chi phí ít. Do chưa có đầu ra nên cải xà lách trắng lấy hạt mang lại hiệu quả không cao.
Năm 2011, nông dân An Hòa Tây được Công ty hạt giống Sao Việt TP. Hồ Chí Minh đầu tư trồng 2ha cải xà lách đen lấy hạt và bao tiêu sản phẩm. Thực hiện mô hình này, nông dân được Công ty hỗ trợ hạt giống. Ở 2 vụ đầu, do đến thời điểm sắp thu hoạch, mưa trái mùa xảy ra làm bông rụng nên sản lượng thu hoạch thấp, hiệu quả không cao.
Trong vụ vừa qua, nhờ thời tiết thuận lợi, mưa ít, cải phát triển tốt, cho năng suất hạt cao. Bình quân mỗi công đất, nông dân thu hoạch được 60kg hạt cải, cao gấp 4 lần so với 2 năm trước. Hạt cải được Công ty hạt giống Sao Việt TP. Hồ Chí Minh thu mua 200.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần cải hạt trắng.
Sau khi trừ chi phí, mỗi công cải còn lãi trên 11 triệu đồng. Chú Đặng Văn Chờ, ở ấp An Phú 1 phấn khởi cho biết: Với 3 công đất trồng cải xà lách đen lấy hạt xen trong hành tím, tôi thu hoạch được 200kg hạt cải, sau khi bán trừ chi phí, còn lãi 38 triệu đồng.
Ông Nguyễn Công Danh - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hòa Tây, cho biết: “Vụ sản xuất này cho thấy mô hình trồng cải xà lách đen lấy hạt đã mang lại hiệu quả. Trong vụ năm tới, chúng tôi sẽ nhân rộng thêm 6ha trồng cải xà lách đen lấy hạt. Hiện nay, xã đã hợp đồng với 3 công ty hạt giống khác đến đầu tư trồng cải xà lách đen lấy hạt cho nông dân ở địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình, theo kết quả xét nghiệm thì nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi được xác định là do bệnh teo gan, số còn lại chưa rõ nguyên nhân.

Năm 2013, huyện Vạn Ninh thả nuôi trên 180 ha tôm chân trắng, trong đó nuôi thâm canh theo công nghệ cao chiếm 25%, còn lại nuôi trong ao đất. Đối với tôm nuôi trong ao đất, tình hình vẫn không khả quan do tôm bị dịch. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm theo công nghệ cao lại được mùa do đảm bảo được các yếu tố như thức ăn, nguồn nước, môi trường.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.