Thu nhập cao, ổn định từ nuôi lợn gia công

Qua tham khảo từ những hộ chăn nuôi trong và ngoài vùng, bà Hường biết đến mô hình chăn nuôi lợn gia công của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Bình Phước.
Nhận thấy đây là công ty chuyên ngành chăn nuôi có uy tín, kinh nghiệm nên năm 2013 bà đã huy động, tích góp vốn đầu tư để ký kết hợp đồng kinh tế với công ty.
Bà Hường cho biết: Theo các điều khoản trong hợp đồng, Công ty có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng chống dịch bệnh, bao tiêu sản phẩm, có nhân viên kỹ thuật đến chăm sóc theo dõi bệnh tật và tiêm vắc xin định kỳ cho lợn…
Phía gia đình có trách nhiệm đầu tư xây dựng các hạng mục theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty gồm:
Chuồng nuôi, nhà sát trùng, kho chứa thức ăn, bể nước, dụng cụ cung cấp thức ăn, nước uống, hệ thống điện, xử lý chất thải…
Toàn bộ phải đảm bảo yếu tố nhiệt độ ổn định, vệ sinh phòng dịch và không gây ô nhiễm môi trường.
Khu chuồng trại của gia đình bà Hường có tổng diện tích 750m2 với kinh phí 600 triệu đồng.
Từ khi bắt đầu nuôi đến nay, số lượng đàn lợn luôn duy trì 600 con/lứa.
Một năm, bà Hường nuôi 2 lứa, mỗi lứa khoảng 5 tháng là xuất chuồng, bình quân mỗi con được khoảng 90 - 100kg.
Mỗi năm, gia đình bà thu được trên 300 triệu đồng từ chăn nuôi lợn.
Cũng theo bà Hường thì lứa đầu tiên gia đình nhận nuôi là 600 con, do chất lượng đầu vào yếu cũng như hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc nên chết mất 99 con.
Gia đình lo lắng, sợ không kham nổi thì mất cả chì lẫn chài bởi tiền đầu tư chuồng trại rất lớn.
Sau thất bại đó, bà đã rút ra được những kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Đến nay, công việc chăn nuôi theo mô hình này đã trở thành một trong những nguồn thu chính của gia đình.
Được biết, mô hình liên kết này huy động được các nguồn vốn đầu tư mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh của các nhà đầu tư.
Đặc biệt là người nông dân được bao tiêu sản phẩm, ít rủi ro, giảm nhân công trực tiếp do chuồng trại xây dựng khép kín với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại.
Hiện gia đình bà Hường cũng đã xây dựng các hầm bioga để hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng làm chất đốt, giảm một phần đáng kể chi phí sinh hoạt.
Được biết, mô hình chăn nuôi lợn gia công cơ bản đáp ứng được yêu cầu an toàn và không phải lo lắng nhiều về kỹ thuật, cách chăm sóc, đầu ra.
Tuy nhiên, điều kiện mà phía Công ty yêu cầu rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Do đó, đòi hỏi người chăn nuôi cần phải tuân thủ đúng quy trình cam kết.
Có thể bạn quan tâm

Dù được hỗ trợ lãi suất vay vốn tới 4-6% trong suốt 11 năm, việc các chủ tàu có thể vay được vốn ngân hàng theo chính sách phát triển thủy sản tại Nghị định 67 của Chính phủ là không hoàn toàn dễ dàng.

Mỗi ngày, hàng chục ghe tàu chở rơm rạ mục từ huyện Lai Vung về thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) để chào bán cho các nhà vườn trồng hoa kiểng, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định.

Ông Lê Tấn Tài, GĐ Cty TNHH Nông nghiệp Tài Lộc CNB (Cần Thơ), cho biết: Cty vừa cho ra đời sản phẩm củi ép viên bằng thân và cùi bắp (ngô), XK sang Đài Loan và Nhật, mẻ đầu tiên trên 500 tấn.

Cuối tuần qua, tại TP.HCM, Cục Chăn nuôi đã tổ chức hội nghị triển khai kiểm tra chất lượng TĂCN tại 3 tỉnh, TP phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai và Vĩnh Long.

Mỗi Cty bị phạt 160 triệu đồng vì "SX phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng” và "Kinh doanh hàng hóa (phân bón) có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa”.