Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu nhập cao, ổn định từ nuôi lợn gia công

Thu nhập cao, ổn định từ nuôi lợn gia công
Ngày đăng: 08/11/2015

Qua tham khảo từ những hộ chăn nuôi trong và ngoài vùng, bà Hường biết đến mô hình chăn nuôi lợn gia công của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Bình Phước.

Nhận thấy đây là công ty chuyên ngành chăn nuôi có uy tín, kinh nghiệm nên năm 2013 bà đã huy động, tích góp vốn đầu tư để ký kết hợp đồng kinh tế với công ty.

Bà Hường cho biết: Theo các điều khoản trong hợp đồng, Công ty có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng chống dịch bệnh, bao tiêu sản phẩm, có nhân viên kỹ thuật đến chăm sóc theo dõi bệnh tật và tiêm vắc xin định kỳ cho lợn…

Phía gia đình có trách nhiệm đầu tư xây dựng các hạng mục theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty gồm:

Chuồng nuôi, nhà sát trùng, kho chứa thức ăn, bể nước, dụng cụ cung cấp thức ăn, nước uống, hệ thống điện, xử lý chất thải…

Toàn bộ phải đảm bảo yếu tố nhiệt độ ổn định, vệ sinh phòng dịch và không gây ô nhiễm môi trường.

Khu chuồng trại của gia đình bà Hường có tổng diện tích 750m2 với kinh phí 600 triệu đồng.

Từ khi bắt đầu nuôi đến nay, số lượng đàn lợn luôn duy trì 600 con/lứa.

Một năm, bà Hường nuôi 2 lứa, mỗi lứa khoảng 5 tháng là xuất chuồng, bình quân mỗi con được khoảng 90 - 100kg.

Mỗi năm, gia đình bà thu được trên 300 triệu đồng từ chăn nuôi lợn.

Cũng theo bà Hường thì lứa đầu tiên gia đình nhận nuôi là 600 con, do chất lượng đầu vào yếu cũng như hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc nên chết mất 99 con.

Gia đình lo lắng, sợ không kham nổi thì mất cả chì lẫn chài bởi tiền đầu tư chuồng trại rất lớn.

Sau thất bại đó, bà đã rút ra được những kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Đến nay, công việc chăn nuôi theo mô hình này đã trở thành một trong những nguồn thu chính của gia đình.

Được biết, mô hình liên kết này huy động được các nguồn vốn đầu tư mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh của các nhà đầu tư.

Đặc biệt là người nông dân được bao tiêu sản phẩm, ít rủi ro, giảm nhân công trực tiếp do chuồng trại xây dựng khép kín với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại.

Hiện gia đình bà Hường cũng đã xây dựng các hầm bioga để hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng làm chất đốt, giảm một phần đáng kể chi phí sinh hoạt.

Được biết, mô hình chăn nuôi lợn gia công cơ bản đáp ứng được yêu cầu an toàn và không phải lo lắng nhiều về kỹ thuật, cách chăm sóc, đầu ra.

Tuy nhiên, điều kiện mà phía Công ty yêu cầu rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Do đó, đòi hỏi người chăn nuôi cần phải tuân thủ đúng quy trình cam kết.


Có thể bạn quan tâm

Ông Châu Quầy điển hình nông dân sản xuất giỏi Ông Châu Quầy điển hình nông dân sản xuất giỏi

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

01/07/2015
Ngành chăn nuôi với hương vị gió mùa Ngành chăn nuôi với hương vị gió mùa

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.

01/07/2015
Chăn nuôi ổn định nhờ kiểm soát dịch bệnh Chăn nuôi ổn định nhờ kiểm soát dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.

01/07/2015
Nuôi dúi dễ kỹ thuật, khó đầu ra Nuôi dúi dễ kỹ thuật, khó đầu ra

Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.

01/07/2015
Thoát nghèo nhờ nuôi tằm Thoát nghèo nhờ nuôi tằm

Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.

01/07/2015