Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.
Với diện tích 15 ha trồng tiêu, cà phê, năm 2013 vừa qua, gia đình bà Lê Thị Kim Liên ở thôn 17, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) đã thu hoạch trên 25 tấn tiêu và 10 tấn cà phê, sau khi trừ chi phí gia đình còn lãi hơn 1 tỷ đồng.
Bà Liên cho biết: “Để có kết quả như hôm nay, gia đình tôi đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ chọn giống, xử lý đất, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh… mới có được vườn cây như hôm nay”.
Còn gia đình ông Vũ Thanh Xuân ở xã Nam Bình (Đắk Song) nhiều năm gắn bó với cây điều, cây sắn nhưng hiệu quả không cao nên đã chuyển sang đầu tư nuôi gà thả vườn. Năm 2011, ông Xuân đã mua 1.000 con gà giống gà đồi Yên Thế về nuôi. Sau 2 tháng rưỡi chăm sóc, ông Xuân xuất bán và thu về trên 30 triệu đồng tiền lãi.
Nhận thấy nuôi giống gà này có lợi nhuận cao nên hiện nay, ông mạnh dạn hợp đồng với doanh nghiệp tăng đàn lên 2.000 con. Ngoài giống gà đồi Yên Thế, ông Xuân còn rào chắn chuồng trại thả thêm gà lương phượng để nuôi.
Ông Xuân cho biết: “Việc nuôi gà rất thích hợp với điều kiện thời tiết và quy mô chăn nuôi nông hộ ở đây. Hơn nữa với cách làm, cũng như có sự cam kết đầu tư, bao tiêu đầu ra của doanh nghiệp nên việc nuôi gà thả vườn của gia đình rất thuận lợi".
Qua tìm hiểu, tại huyện Đắk Song thì nhiều năm nay, các hộ nuôi gà thả vườn với quy mô diện tích khoảng 100m2/1.000 con gà có bổ sung thêm các loại thức ăn như ngô, lúa và chủ động phòng, trị bệnh đúng kỹ thuật là rất hiệu quả.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh thì việc thâm canh, chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây đã có không ít hộ thực hiện và đạt được những kết quả vượt bậc. Nhiều gia đình đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây trồng đối với địa phương là không thể làm theo cảm tính mà chỉ có những cây mang lại kinh tế thấp và không thích hợp với điều kiện thời tiết ở vùng đất đó thì mới chuyển đổi… Đa số nông dân hiện nay mong Nhà nước cần đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch vùng phát triển chuyên canh cây trồng, vật nuôi cũng như đẩy mạnh liên kết có hiệu quả giữa nhà nông - Nhà nước - nhà khoa học và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Các ngành, địa phương cũng khuyến khích nông dân cải tạo vườn điều, cà phê già cỗi, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, áp dụng với điều kiện đất khô, trên ruộng luân canh một vụ khoai lang vụ Đông Xuân- một vụ lúa Hè Thu.

Đang mùa đánh bắt nhưng bến cảng Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi, không nhộn nhịp như mọi khi. Hơn 120 chiếc tàu làm nghề lưới chuồn nằm bờ sớm hơn những vụ mùa trước. Năm nay, ngư dân hành nghề lưới chuồn ở Nghĩa An, Nghĩa Phú, kết thúc mùa biển sớm hơn từ 1 đến 2 tháng.

Những mô hình phát triển kinh tế mới trên địa bàn huyện Ninh Sơn thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực và đang từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.