Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín

Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín
Ngày đăng: 06/03/2014

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.

Từng tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y (Đại học Nông nghiệp I Hà Nội), năm 2007, anh Hùng mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi. Qua thực tế, thấy nuôi lợn hiệu quả hơn nên anh quyết định "dồn toàn lực" vào loài vật nuôi này. Theo đó, anh Hùng cũng xác định sẽ chăn nuôi lợn bán thịt. Trên diện tích 100m2 đất của gia đình, anh mở rộng chuồng trại, tăng số lượng đàn lợn lên 18 con.

Thấy chăn nuôi có lãi nên anh tiếp tục quay vòng vốn đầu tư mua thêm lợn giống chất lượng và tăng thêm số lượng đàn. "Đang ăn nên làm ra từ lợn, năm 2009 dịch bệnh bùng phát, do không chủ động trong khâu tiêm phòng, đàn lợn của gia đình tôi bị chết 58 con, thiệt hại gần 200 triệu đồng" - anh Hùng nhớ lại. Dạo đó, chán nản do mất của, anh Hùng gần như bỏ bê chuồng trại, không còn thiết tha với việc chăn nuôi nữa. Nhưng nhờ sự quan tâm, trợ giúp vốn của Hội Nông dân xã Thanh Xuân, anh có thêm động lực để tái đàn, chăn nuôi lại từ đầu.

Triển khai kế hoạch mới, anh chuyển 3.000m2 diện tích đất ruộng của gia đình sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. "Nuôi lợn quan trọng nhất là vốn, tiếp đến là con giống, vì giống có tốt thì lợn mới sinh trưởng và phát triển nhanh được, sau đó là kỹ thuật. Nắm vững 3 yếu tố này, chăn nuôi chắc thắng" - anh Hùng chia sẻ kinh nghiệm.

Trang trại nuôi lợn theo quy trình khép kín của anh Nghiêm Xuân Hùng, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn.

Khi có thu nhập từ chăn nuôi lợn, anh Hùng nhận ra rằng, nếu xây dựng được quy trình chăn nuôi khép kín (nghĩa là chủ động từ con giống, thức ăn đến bán thịt thành phẩm) thì người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế rủi ro.

Vậy là, với số vốn thu được từ chăn nuôi, anh gom góp mở công ty chuyên phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực phía Bắc, có trụ sở đóng tại TP Hải Dương. Đồng thời, nuôi thêm cả lợn nái để lấy con giống và xây dựng lò mổ thịt ngay tại trang trại của gia đình.

Hiện với 4 ô chuồng, anh Hùng nuôi 200 con lợn, trong đó có 22 lợn nái,1 lợn đực, số còn lại là lợn thịt. Cứ 2 năm thu 5 lứa, xuất chuồng gần 20 tấn/năm, giá bán trung bình từ 60.000 - 70.000 đồng/kg lợn thịt. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu lãi từ 800 triệu - 1 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Cây Trồng Biến Đổi Gen Không Gây Hại Cây Trồng Biến Đổi Gen Không Gây Hại

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

25/08/2014
Hướng Đến Chăn Nuôi Bền Vững Hướng Đến Chăn Nuôi Bền Vững

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

04/09/2014
Tỷ Phú Rau Thơm Tây Tỷ Phú Rau Thơm Tây

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

25/08/2014
Đưa Hàng Nông Sản Ra Nước Ngoài Đưa Hàng Nông Sản Ra Nước Ngoài

Miệt mài đưa nông sản của nhà nông qua chế biến “made-in Quảng Ngãi” đi đến nhiều nước, những doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không ngừng đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, vừa được Bộ Công thương bình chọn.

04/09/2014
Đánh Thức Tiềm Năng Cây Lê Ở Trà Lĩnh Đánh Thức Tiềm Năng Cây Lê Ở Trà Lĩnh

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

25/08/2014