Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín

Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín
Ngày đăng: 06/03/2014

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.

Từng tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y (Đại học Nông nghiệp I Hà Nội), năm 2007, anh Hùng mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi. Qua thực tế, thấy nuôi lợn hiệu quả hơn nên anh quyết định "dồn toàn lực" vào loài vật nuôi này. Theo đó, anh Hùng cũng xác định sẽ chăn nuôi lợn bán thịt. Trên diện tích 100m2 đất của gia đình, anh mở rộng chuồng trại, tăng số lượng đàn lợn lên 18 con.

Thấy chăn nuôi có lãi nên anh tiếp tục quay vòng vốn đầu tư mua thêm lợn giống chất lượng và tăng thêm số lượng đàn. "Đang ăn nên làm ra từ lợn, năm 2009 dịch bệnh bùng phát, do không chủ động trong khâu tiêm phòng, đàn lợn của gia đình tôi bị chết 58 con, thiệt hại gần 200 triệu đồng" - anh Hùng nhớ lại. Dạo đó, chán nản do mất của, anh Hùng gần như bỏ bê chuồng trại, không còn thiết tha với việc chăn nuôi nữa. Nhưng nhờ sự quan tâm, trợ giúp vốn của Hội Nông dân xã Thanh Xuân, anh có thêm động lực để tái đàn, chăn nuôi lại từ đầu.

Triển khai kế hoạch mới, anh chuyển 3.000m2 diện tích đất ruộng của gia đình sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. "Nuôi lợn quan trọng nhất là vốn, tiếp đến là con giống, vì giống có tốt thì lợn mới sinh trưởng và phát triển nhanh được, sau đó là kỹ thuật. Nắm vững 3 yếu tố này, chăn nuôi chắc thắng" - anh Hùng chia sẻ kinh nghiệm.

Trang trại nuôi lợn theo quy trình khép kín của anh Nghiêm Xuân Hùng, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn.

Khi có thu nhập từ chăn nuôi lợn, anh Hùng nhận ra rằng, nếu xây dựng được quy trình chăn nuôi khép kín (nghĩa là chủ động từ con giống, thức ăn đến bán thịt thành phẩm) thì người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế rủi ro.

Vậy là, với số vốn thu được từ chăn nuôi, anh gom góp mở công ty chuyên phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực phía Bắc, có trụ sở đóng tại TP Hải Dương. Đồng thời, nuôi thêm cả lợn nái để lấy con giống và xây dựng lò mổ thịt ngay tại trang trại của gia đình.

Hiện với 4 ô chuồng, anh Hùng nuôi 200 con lợn, trong đó có 22 lợn nái,1 lợn đực, số còn lại là lợn thịt. Cứ 2 năm thu 5 lứa, xuất chuồng gần 20 tấn/năm, giá bán trung bình từ 60.000 - 70.000 đồng/kg lợn thịt. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu lãi từ 800 triệu - 1 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Khó quản lý giống cây trồng Khó quản lý giống cây trồng

Ông Lê Văn Dũng - Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, có tình trạng thật giả lẫn lộn trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng nhưng công tác quản lý gặp khó khăn.

10/11/2015
Vụ lúa đông xuân 2015 - 2016 làm chắc ăn chắc Vụ lúa đông xuân 2015 - 2016 làm chắc ăn chắc

Hiện nay, nông dân ở ĐBSCL chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân 2015 - 2016 trong tình hình thời tiết khá bất thường.

10/11/2015
Lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau ở Bình Chánh Lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau ở Bình Chánh

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân, tổ chức lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau với 89 hộ dân tham gia ở các xã Vĩnh Lộc B, Hưng Long, Đa Phước, Qui Đức, Tân Qúi Tây, Phong Phú, Hưng Long, Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A.

10/11/2015
Hái tiền tỷ ở vùng gò đồi Hái tiền tỷ ở vùng gò đồi

Anh Trương Ngọc Dũng (35 tuổi) ở xã Bình Thành (Hương Trà - Thừa Thiên Huế) đã tạo dựng cho mình mô hình ươm giống keo tràm, gắn với phát triển kinh tế vùng gò đồi cho thu nhập mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.

10/11/2015
Trồng hành tím trái vụ đạt hiệu quả cao Trồng hành tím trái vụ đạt hiệu quả cao

Đề tài “Kỹ thuật trồng cây hành tím trái vụ trên đất trồng tỏi đem lại hiệu quả kinh tế cao” của 2 tác giả Trần Trung Tiến và Phan Văn Yên (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đã đạt giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI.

10/11/2015