Thu nhập bình quân của nông dân sẽ đạt 40-45 triệu đồng/năm

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Phong - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: "Thời gian tới, TP.Hà Nội tiếp tục xác định đầu tư cho khu vực nông thôn, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, gắn liền với chính sách xã hội đối với nông dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần triển khai".
Ông Nguyễn Đỗ Thế Cường, ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng lan.
Cụ thể, việc xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, phấn đấu đến năm 2020, có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đồng thời, có cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc miền núi của thủ đô để sớm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và phấn đấu đến năm 2020 không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân để đến năm 2020, bình quân đạt 40 - 45 triệu đồng/người/năm.
Huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp, đồng thời sử dụng, khai thác có hiệu quả các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí, thư viện nông thôn để từng bước cải thiện và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nông dân.
Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu của thành phố về giảm nghèo.
Ông Phong cho hay, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,2% năm 2011 xuống còn khoảng 2% năm 2015. Đây là tỷ lệ thấp hơn trung bình của cả nước, hơn nữa, Hà Nội còn đặt mức thu nhập bình quân của chuẩn nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước.
“Sắp tới, TP.Hà Nội sẽ đưa ra bộ tiêu chí xem xét giảm nghèo không chỉ căn cứ vào mức thu nhập mà cả vấn đề hưởng thụ văn hóa, giáo dục, y tế để góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo"- ông Phong nói.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần vừa rồi, giá khoai lang tím Nhật đã được thu mua với mức giá tăng nhẹ. Niềm vui chưa lâu, đầu tuần này nông dân trồng khoai lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo cũ mang tên: giá cả.

Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.

Ông Lê Thanh Trị (Đức Trọng - Lâm Đồng) là người đã chế tạo thành công máy tách vỏ ngoài hạt mắc ca. Hiện giá bán mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được ông bán ra thị trường là 14 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.