Thu nhập bình quân của nông dân sẽ đạt 40-45 triệu đồng/năm

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Phong - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: "Thời gian tới, TP.Hà Nội tiếp tục xác định đầu tư cho khu vực nông thôn, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, gắn liền với chính sách xã hội đối với nông dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần triển khai".
Ông Nguyễn Đỗ Thế Cường, ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng lan.
Cụ thể, việc xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, phấn đấu đến năm 2020, có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đồng thời, có cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc miền núi của thủ đô để sớm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và phấn đấu đến năm 2020 không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân để đến năm 2020, bình quân đạt 40 - 45 triệu đồng/người/năm.
Huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp, đồng thời sử dụng, khai thác có hiệu quả các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí, thư viện nông thôn để từng bước cải thiện và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nông dân.
Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu của thành phố về giảm nghèo.
Ông Phong cho hay, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,2% năm 2011 xuống còn khoảng 2% năm 2015. Đây là tỷ lệ thấp hơn trung bình của cả nước, hơn nữa, Hà Nội còn đặt mức thu nhập bình quân của chuẩn nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước.
“Sắp tới, TP.Hà Nội sẽ đưa ra bộ tiêu chí xem xét giảm nghèo không chỉ căn cứ vào mức thu nhập mà cả vấn đề hưởng thụ văn hóa, giáo dục, y tế để góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo"- ông Phong nói.
Có thể bạn quan tâm

Nhà cửa rộng rãi, bề thế với khá đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; có cửa hàng thức ăn gia súc lớn nhất, nhì xã Phúc Lương (Đại Từ), phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân 3 xóm (Cây Tâm, Cây Ngái, Hàm Rồng); mua xe ô tô 8 chỗ ngồi vừa để phục vụ sinh hoạt gia đình vừa làm dịch vụ chở khách…

Cùng với việc phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình kinh tế, các cấp hội CCB huyện Nga Sơn tạo điều kiện cho CCB vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong những ngày này, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có việc ban hành Nghị quyết số 15 về “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.

Cuối tháng 10-2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đạt 1,1 tỷ USD và lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng này, tiêu Việt Nam đang thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.