Thử Nghiệm Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Tại Xã Phong Vân

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.
Tham gia mô hình có 12 hộ ở 6 thôn gồm: Rì, Chả, Vựa Trong, Vựa Ngoài, Cầu Nhạc và Niêng. Các hộ được hỗ trợ 80% giá giống, 50% trụ trồng và 16 nghìn đồng mua phân bón/1 khóm.
Thanh long ruột đỏ ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, thu hoạch rải vụ, giá bán cao hơn so với một số sản phẩm khác.
Có thể bạn quan tâm

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.