Thử Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng Rau Ở Hà Nội

Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.
TS. Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV, cho biết, mục đích của đợt thử nghiệm thuốc kích thích trên rau ở quy mô toàn quốc này nhằm trả lời câu hỏi: có hay không loại thuốc kích thích giúp rau "lớn nhanh như thổi" cũng như nghiên cứu, xem xét tác hại của dư lượng thuốc đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Tại Hà Nội, cuộc thử nghiệm tiến hành trên một ruộng rau xà lách, được trồng từ ngày 10/3. Ruộng chia thành 21 ô, mỗi ô rộng 50 m2. Ba loại thuốc sử dụng để thử nghiệm là An Khang (có trong danh mục); GA3 và 920 (ngoài danh mục). Mỗi loại thuốc được thử nghiệm ở hai nồng độ khác nhau. Một theo đúng hướng dẫn trên bao bì, một tăng gấp đôi nồng độ.
Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chính xác, khách quan, mỗi công thức thuốc lại được phun trên 3 ô khác nhau và cách xa nhau. Như vậy, 3 ô còn lại không phun thuốc kích thích để đối chứng.
Các chuyên gia cũng sử dụng ống chuyên dụng, đo từng mi-li-mét nước để pha với thuốc. 2 giờ sau khi phun thuốc, Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc đã lấy mẫu để kiểm tra dư lượng. Công việc này sẽ kéo dài trong những ngày sau.
Theo một cán bộ Phòng Khảo nghiệm thuốc BVTV (Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc), sau khoảng 3 ngày sẽ có kết quả ban đầu về một số chỉ tiêu nhất định. Đợt thử nghiệm sẽ đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng, chất lượng nông sản, dư lượng thuốc kích thích ở từng thời điểm. Kết luận cuối cùng sẽ do Hội đồng khoa học của Bộ NN-PTNT xem xét, công bố.
Trước đó, kết quả thử nghiệm của TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải tiến hành trong tháng 2 tại xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Tây cho thấy, chỉ sau 3-4 ngày phun thuốc kích thích, cây xà lách lớn vọt gấp 3 lần so với cây không dùng thuốc.
Song, thời gian tiến hành thử nghiệm của TS. Khải và Chi cục BVTV Hà Nội đều được tiến hành vào thời điểm rét đậm nên rau phun thuốc kích thích tăng trưởng không lớn hơn đáng kể. Nhiều nhà khoa học không đồng tình với kết quả của Chi cục BVTV Hà Nội cả về điều kiện làm thí nghiệm (quá lạnh) lẫn số mẫu ít ỏi.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo “treo ao” bám riết họ từng ngày bởi giá cá ở thời điểm này đang rớt xuống đáy.

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.

Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.

Các chủ đùng nuôi tôm ở khu vực nuôi thủy sản xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phải “mất ăn mất ngủ” vì nạn trộm tôm hoành hành. Bọn trộm sử dụng ống hơi, lặn sâu dưới đùng để bắt, hàng tấn tôm của các chủ đùng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nghiêm trọng hơn là các thiết bị điện cho hệ thống sục khí cũng bị chúng vơ vét không chừa.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.