Thử Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng Rau Ở Hà Nội

Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.
TS. Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV, cho biết, mục đích của đợt thử nghiệm thuốc kích thích trên rau ở quy mô toàn quốc này nhằm trả lời câu hỏi: có hay không loại thuốc kích thích giúp rau "lớn nhanh như thổi" cũng như nghiên cứu, xem xét tác hại của dư lượng thuốc đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Tại Hà Nội, cuộc thử nghiệm tiến hành trên một ruộng rau xà lách, được trồng từ ngày 10/3. Ruộng chia thành 21 ô, mỗi ô rộng 50 m2. Ba loại thuốc sử dụng để thử nghiệm là An Khang (có trong danh mục); GA3 và 920 (ngoài danh mục). Mỗi loại thuốc được thử nghiệm ở hai nồng độ khác nhau. Một theo đúng hướng dẫn trên bao bì, một tăng gấp đôi nồng độ.
Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chính xác, khách quan, mỗi công thức thuốc lại được phun trên 3 ô khác nhau và cách xa nhau. Như vậy, 3 ô còn lại không phun thuốc kích thích để đối chứng.
Các chuyên gia cũng sử dụng ống chuyên dụng, đo từng mi-li-mét nước để pha với thuốc. 2 giờ sau khi phun thuốc, Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc đã lấy mẫu để kiểm tra dư lượng. Công việc này sẽ kéo dài trong những ngày sau.
Theo một cán bộ Phòng Khảo nghiệm thuốc BVTV (Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc), sau khoảng 3 ngày sẽ có kết quả ban đầu về một số chỉ tiêu nhất định. Đợt thử nghiệm sẽ đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng, chất lượng nông sản, dư lượng thuốc kích thích ở từng thời điểm. Kết luận cuối cùng sẽ do Hội đồng khoa học của Bộ NN-PTNT xem xét, công bố.
Trước đó, kết quả thử nghiệm của TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải tiến hành trong tháng 2 tại xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Tây cho thấy, chỉ sau 3-4 ngày phun thuốc kích thích, cây xà lách lớn vọt gấp 3 lần so với cây không dùng thuốc.
Song, thời gian tiến hành thử nghiệm của TS. Khải và Chi cục BVTV Hà Nội đều được tiến hành vào thời điểm rét đậm nên rau phun thuốc kích thích tăng trưởng không lớn hơn đáng kể. Nhiều nhà khoa học không đồng tình với kết quả của Chi cục BVTV Hà Nội cả về điều kiện làm thí nghiệm (quá lạnh) lẫn số mẫu ít ỏi.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa hè thu chính vụ ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang bắt đầu xuống giống, song trước áp lực thời tiết, giá cả khiến nông dân phập phồng, lo lắng...

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.