Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Trồng Rong Nho Ở Huyện Trường Sa

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.
Từ tháng 5-2012 đến tháng 7-2013, nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thành các nội dung đề ra. Về sản phẩm, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa và các cộng sự đã thử nghiệm thành công 2 mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển với năng suất 10 - 12kg/m2 (mục tiêu ban đầu đặt ra từ 2,5 - 3kg/m2); cung cấp 100kg rong nho thành phẩm làm rau xanh cho quân dân huyện Trường Sa. Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài còn tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến rong nho biển cho cán bộ, chiến sĩ công tác tại huyện đảo.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa, mô hình trồng treo và trồng đáy rong nho biển trong bể ít choán diện tích, phù hợp điều kiện ngoài đảo. Rong nho phát triển nhanh (thu hoạch lần đầu sau 1 tháng rưỡi trồng và cho thu hoạch liên tục) là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu chuyển giao mô hình này cho các đảo, rong nho biển sẽ là nguồn thực phẩm bổ sung rau xanh cho quân dân huyện đảo.
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những địa phương có diện tích trồng nho khá lớn ở Tuy Phong (Bình Thuận), có điều kiện đất đai phù hợp, nên từ lâu nhiều hộ dân ở các xã Phước Thể, Phú Lạc… đã chọn cây nho làm cây trồng chủ lực.

Xác định nông dân là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Mường Ảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Huyện Phú Tân có hệ sinh thái rừng ngập mặn, được phân bố dọc ven biển với chiều dài khoảng 37 km, có 2.637 ha rừng phòng hộ, nằm trên địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.