Thử Nghiệm Nuôi Cua Thịt Từ Con Giống Sinh Sản Nhân Tạo Tại Cần Giờ

Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cua thịt (Scylla paramamosain) từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ đã đạt kết quả khả quan, đây là nghiên cứu của ThS. Trần Bùi Thị Ngọc Lê, Trung tâm khuyến nông TP.HCM.
Qua nghiên cứu cho thấy, quy trình nuôi cua nhân tạo bằng thức ăn tổng hợp có tỷ lệ sống trên 60%, tăng trọng đạt trên 200 - 300 g/con sau 4 tháng nuôi, năng suất trên 1 tấn/ha. Trung tâm khuyến nông TP.HCM đã hỗ trợ con giống và triển khai chuyển giao quy trình cho 30 hộ dân, tận dụng ao nuôi tôm bỏ hoang để nuôi cua.
Sau khi được Sở khoa học và công nghệ TP.HCM nghiệm thu, Trung tâm khuyến nông TP.HCM đã xuất bản Cẩm nang hướng dẫn quy trình nuôi cua nhân tạo bằng thức ăn tổng hợp, hỗ trợ kinh phí 827.250.000 đồng để triển khai mô hình nuôi cua bằng thức ăn tổng hợp cho các hộ tại huyện Cần Giờ.
Có thể bạn quan tâm

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.