Thử Nghiệm Nuôi Cua Thịt Từ Con Giống Sinh Sản Nhân Tạo Tại Cần Giờ

Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cua thịt (Scylla paramamosain) từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ đã đạt kết quả khả quan, đây là nghiên cứu của ThS. Trần Bùi Thị Ngọc Lê, Trung tâm khuyến nông TP.HCM.
Qua nghiên cứu cho thấy, quy trình nuôi cua nhân tạo bằng thức ăn tổng hợp có tỷ lệ sống trên 60%, tăng trọng đạt trên 200 - 300 g/con sau 4 tháng nuôi, năng suất trên 1 tấn/ha. Trung tâm khuyến nông TP.HCM đã hỗ trợ con giống và triển khai chuyển giao quy trình cho 30 hộ dân, tận dụng ao nuôi tôm bỏ hoang để nuôi cua.
Sau khi được Sở khoa học và công nghệ TP.HCM nghiệm thu, Trung tâm khuyến nông TP.HCM đã xuất bản Cẩm nang hướng dẫn quy trình nuôi cua nhân tạo bằng thức ăn tổng hợp, hỗ trợ kinh phí 827.250.000 đồng để triển khai mô hình nuôi cua bằng thức ăn tổng hợp cho các hộ tại huyện Cần Giờ.
Có thể bạn quan tâm

Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến chiều qua 30.7 toàn tỉnh đã có hơn 256ha lúa hè thu chính vụ bị chuột gây hại, tăng 85ha so với cách đây 2 tuần. Được biết, số diện tích lúa nêu trên có tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, riêng một số vùng ở các huyện Điện Bàn, Hiệp Đức, Đại Lộc tỷ lệ bị chuột phá hại lên đến 20%.

Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…

Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.

Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.