Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Rắn Mối Giống Và Thương Phẩm

Với mục tiêu góp phần đa dạng các đối tượng chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân, UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) đã thống nhất cấp kinh phí gần 200 triệu đồng để hỗ trợ người dân nuôi thử nghiệm mô hình rắn mối giống và thương phẩm tại các xã Phong Hiền, Phong An, Phong Chương, Phong Thu với gần 10.000 con. Theo đó, 4 hộ sẽ nuôi 2.800 con rắn mối giống và 6.720 rắn mối thương phẩm với diện tích 40 m2/chuồng/hộ.
Đây là mô hình mới lần đầu tiên đưa vào thử nghiệm trên địa bàn huyện Phong Điền. Trong thời gian 8 tháng nuôi thử nghiệm, nếu mô hình thành công sẽ mở rộng quy mô, số lượng người tham gia nuôi trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi rớt giá thảm hại vào tháng 4.2015, giá hành tím giống tại Sóc Trăng đến nay lại tăng lên khá cao, báo hiệu một vụ hành mới sôi nổi. Tuy nhiên, khâu tiêu thụ theo giải pháp thị trường chưa có nhiều chuyển biến, trong khi không thể trông chờ mãi vào cách giải cứu của các “hiệp sĩ”...

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Sen rất dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, sử dụng phân bón tương đối ít, sau khi trồng 1 năm thì thu hoạch (có thể thu hoạch kéo dài hơn 2 năm tùy điều kiện).

Ông Phan Văn Đon- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước cho biết, định hướng của các tỉnh Đông Nam Bộ hiện nay là tập trung đẩy mạnh phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình hiện đại, quy mô lớn. Và để đạt được mục tiêu này cần có một nguồn lực tài chính mạnh.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gieo trồng rau cải trong nhà lưới, giúp cho xã viên HTX Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội phấn khởi thu hoạch cải trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.