Thu Mua Tạm Trữ Lúa, Gạo Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015.
Cụ thể, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015 để ổn định giá lúa, gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện; đồng thời thông báo ngay chủ trương này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mới bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân 2015, một vụ mùa chủ lực trong năm; thế nhưng tình trạng giá lúa xuống thấp cùng với việc khó tiêu thụ khiến nhiều người dân lo lắng.
Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang lao dốc. Vì lượng gạo thành phẩm trong kho chưa có đầu ra nên các doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu đầu vào cũng rất chậm.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho sớm triển khai mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông-Xuân 2014 - 2015. Đại diện các địa phương khác cũng cho biết đang theo dõi tình hình tiêu thụ lúa gạo, kiến nghị Chính phủ cho triển khai sớm mua tạm trữ sau Tết Nguyên đán.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.

Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…